Soạn bài Chiếc lá cuối cùng: Mục B hoạt động hình thành kiến thức

B. Hoạt động hình thành kiến thức

2. Tìm hiểu văn bản:

a) Vì sao các nhân vật trong truyện sợ sệt, lo lắng khi nhìn cây thường xuân?

...............................................

Bài Làm:

a. Nguyên nhân: Mọi người lo sợ chiếc lá cuối cùng sẽ rụng và Giôn-xi từ bỏ hi vọng sống mà chết

b. Hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo manh lên là hai lần không chỉ  Giôn-xi hay Xiu mà đến chả người đọc như chúng ta cũng phải hồi hộp lo lắng. Bởi tất cả mọi người đều biết một khi kéo chiếc mành lên, chiếc lá không còn ở đó thì Gion-xin sẽ hoàn toàn buông bỏ, cô ấy sẽ chấp nhận cái chết tựa như chiếc lá ngoài kia vậy

Nguyên nhân quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi là: Do chiếc lá cuối cùng đã chống chọi với mưa bão nên Giôn-xi đã quyết định phải sống mạnh mẽ như chiếc lá đó

c. Các chi tiết đó là:

  • Mới đầu cụ Bơ-men đã “mắt đỏ ngầu, nước mắt chảy ròng ròng, hét lên sự khinh bỉ, nhạo báng của mình đối với những truyện tưởng tượng ngốc nghếch ấy”.
  • Cụ đã cùng Xiu lên thăm Giôn-xi. “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát chẳng nói năng gì”
  • Cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm lạnh buốt và mưa gió thay thế cho chiếc lá cuối cùng đã rụng. Vẽ xong chiếc lá đó cụ bị sưng phổi, hai ngày sau thì chết.

==>Cụ Bơ-men, cụ đã lặng lẽ hi sinh sự sống của mình để cứu Giôn-xi. 

Lí do nhà văn không kể lại sự việc cụ Bơ-Men là để tạo cho câu chuyện sự bất ngờ đột ngột, gây hứng thú cho người đọc, khiến tác giả cảm thấy xúc động về đức hi sinh thầm lặng của cụ.

“Chiếc lá cuối cùng” cụ vẽ là một kiệt tác vì: Đó không chỉ là một bức tranh nghệ thuật mà đó còn là bức tranh được vẽ bởi tấm lòng yêu thương con người. Tác phẩm đó được tạo ra bằng sự hi sinh mạng sống của cụ để cứu lấy một tâm hồn đang tuyệt vọng, đánh thức niềm tin, sự hi vọng của con người vào cuộc đời

d. Chứng minh qua những chi tiết:

  • Xiu sợ sệt ngó ra cửa sổ nhìn cây thường xuân.
  • Khi Giôn-xi bảo cô kéo mành lên, cô cúi xuống người bệnh nói những lời não nuột : “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây ?”.
  • Chính Xiu cũng ngạc nhiên cùng với Giôn-xi khi chiếc lá cuối cùng dai dẳng bám trên cành như thế sau “trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng”.
  • Chỉ khi bác sĩ nói, Xiu mới biết cụ Bơ-men bị ốm.

=> Xiu không hề biết gì về kiệt tác mà cụ Bơ-Men đã vẽ cho đến khi cái chết xảy ra với cụ, Xiu mới dự đoán được sự việc xảy ra. Sự bất ngờ của Xiu cũng làm tăng sự hấp dẫn của câu chuyện. Nếu Xiu được biết thì truyện sẽ bớt sức hấp dẫn của nó bởi vì nó sẽ làm mất đi sự bất ngờ của câu chuyện

e. Cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần ở kết thúc truyện:

  • Giôn-xi bị ốm và rất tuyệt vọng, nằm chờ chết. Thế nhưng cô đã hồi sinh, khoẻ lại.
  • Cụ Bơ-men khoẻ mạnh, chỉ bị ốm có hai ngày, nhưng cụ đã đột ngột ra đi, để lại một tác phẩm để đời cứu rỗi một sinh mệnh

=> Tác dụng để hấp dẫn người đọc và bộc lộ chủ đề, để lại dư âm, suy nghĩ sâu lắng trong lòng người đọc

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.