B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Tìm hiểu văn bản
a. Hoàn thiện sơ đồ sau về bố cục của văn bản Bài toán dân số
.......................................
3. Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
*Dấu ngoặc đơn:
a. Nhìn lại văn bản Bài toán dân số và thực hiện nhiệm vụ ở dưới:
..............................................
*Dấu hai chấm:
a. Đọc đoạn hội thoại sau:
(1). Chỉ ra tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn trên?
.....................................
4. Tìm hiểu về đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
a. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Xe đạp
.......................................................
Bài Làm:
2. Tìm hiểu văn bản
a.
b. Vấn đề được đặt ra: thế giới đang phải đối mặt với sự bùng nổ dân số
Điều làm cho tác giả “sáng mắt” là sự gia tăng dân số trong thời hiện đại nó đã được đặt ra từ ý nghĩa của một bài toán thời cổ đại.
c. 1S 2 Đ 3 Đ
d. Những hậu quả: Tỉ lệ thất nghiệp tăng, thiếu đất đai, kinh tế không theo kịp với mức tăng của dân số, thất nghiệp, gây bất ổn về xã hội sẽ làm suy giảm tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường,...
3. Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
*Dấu ngoặc đơn:
a. (1) Các câu văn có sửa dụng dấu ngoặc đơn:
- Đó là với điều kiện mỗi gia đình chỉ có hai con, và đã trừ đi tỉ lệ tử vong.... => Tác dụng: Bổ sung thêm về tỉ lệ người tử vong.
- Theo thống kê của Hội nghị Cai-rô (Ai Cập) họp ngày 5-9-1994 thì tỉ lệ sinh con của một phụ nữ ... => Tác dụng: Bổ sung thêm và cho biết Hội nghị Cai-rô thuộc nước nào.
(2) Ý nghĩa cơ bản của câu đó không thay đổi vì phần trong dấu ngoặc đơn chỉ là thông tin phụ, bổ sung thêm cho ý phía trước.
b.
- Dấu chấm than (1): bộc lộ cảm xúc thái đọ mỉa mai, luận điệu lừa bịp của thực dân Pháp
- Dấu chấm than (2): bộc lộ cảm xúc thái độ không ưa và chưa tin hẳn vào tin đó
- Dấu chấm hỏi (2): dùng để hỏi hắn là một con người bim bợm như thế nào?
- Dấu chấm than (3) :biểu thị thái độ đắc ý, mỉa mai của người viết và sự sung sướng của tên trộm
c. Tác dụng dùng đánh dấu phần chú thích, dụng ý thay đổi. Nếu bỏ dấu ngoặc đơn nội dung cơ bản ko đổi
Dấu hai chấm:
a.
- Dấu hai chấm trong câu:" Đúng rồi! Huế (hay còn gọi là cố đô Huế) .......áo dài và nón bài thơ" đánh dấu phần giải thích thuyết minh.
- Những dấu hai chấm còn lại để đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
- Có thể thay dấu vì ý nghĩa trong câu không thay đổi và đều có ý nghĩ bổ sung, giải thích trong câu
b. Tác dụng:
- Đoạn văn 1: Báo trước phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
- Đoạn văn 2: Báo trước lời dẫn trực tiếp
c. Dấu hai chấm dùng để:
- Đánh dấu (báo trước phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó).
- Đánh dấu (báo trước lời dẫn trực tiếp dùng với dấu ngoặc kép hay lời đối thoại, dùng với dấu gạch ngang).
4. Tìm hiểu về đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
(1) Đối tượng thuyết minh là chiếc xe đạp
(2) Bố cục:
- Mở bài (đoạn văn đầu. : Giới thiệu khái quát về chiếc xe đạp.
- Thân bài (tiếp theo đến “tay cầm”.: Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của xe đạp.
- Kết bài (còn lại. : Tiện ích, vị trí của xe đạp trong đời sống.
(3) Văn bản dễ hiểu bởi các phần được trình bày dễ hiểu, chi tiết, rõ ràng về từng chi tiết xe đạp, công dụng và nguyên tắc sử dụng của nó một cách rõ ràng mạch lạc
(4) Các phương pháp sử dụng: Phương pháp nêu định nghĩa, so sánh, liệt kê, phân loại, phân tích rất phù hợp để thuyết minh một đồ vật
b. (1) Bố cục có ba phần:
- Mở bài: giới thiệu đối tượng thuyết minh.
- Thân bài: trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích... của đối tượng.
- Kết bài: bày tỏ thái độ đối với đối tượng
(2) Để hoàn thiên một bài văn thuyết minh cần nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng, tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó; sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp, ngôn từ chính xác, dễ hiểu.