Quan sát lược đồ, hãy cho biết vị trí địa lí của Hy Lạp cổ đại có điểm gì nổi bật.

1. Điều kiện tự nhiên

1/ Quan sát lược đồ, hãy cho biết vị trí địa lí của Hy Lạp cổ đại có điểm gì nổi bật.

2/ Đoạn tư liệu trên cho em biết địa gì về hoạt động kinh tế của Hy Lạp cổ đại.

3/ Theo em, với điều kiện tự nhiên như trên, cư dân Hy Lạp cổ đại có ưu thế phát triển các ngành kinh tế nào?

 4/ Dựa vào nội dung ở trên và quan sát lược đồ, em hãy cho biết vị trí đại lí và điều kiện tự nhiên nổi bật của La Mã cổ đại.

Bài Làm:

1/ Hy Lạp cổ đại là một quốc gia ở khu vực Địa Trung Hải, có vị trí địa lý rất quan trọng trong việc giao thương giữa phương Đông và phương Tây. Lãnh thổ Hy Lạp cổ đại bao gồm ba phần: phần Hy Lạp lục địa, Hy Lạp quần đảo và Hy Lạp Tiểu Á. – Hy Lạp lục địa tương ứng với lãnh thổ Hy Lạp ngày nay, là vùng đất ở nam bán đảo Bancăng, giống như một cái đinh ba từ đất liền chĩa ra Địa Trung Hải. Đây là vùng đất giữ vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử Hy Lạp. Toàn bộ vùng lục địa Hy Lạp được chia làm ba miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam.

+ Miền Bắc và miền Trung chia cắt nhau bởi đèo Técmôphin (Thermopil), nhưng cả hai đều có địa hình không bằng phẳng với nhiều rừng, núi, thung lũng, đèo chạy ngang dọc, tạo nên những biên giới thiên nhiên tạo thành nhiều khu vực nhỏ hẹp và hầu như tách biệt nhau. (Đây được xem như một trong những tiền đề tạo nên những quốc gia thành bang của lịch sử Hy Lạp cổ đại). Tuy nhiên, ở đây cũng có một số dải đồng bằng như đồng bằng Tétxali (Therssalie) ở miền Bắc, đồng bằng Attich (Attique), đồng bằng Bêôxi (Beotie) và đặc biệt là thành thị Athens (Athens) nổi tiếng ở miền Trung.

+ Miền Nam là bán đảo Pêlôpône (Peloponnesus) được ví như hình bàn tay bốn ngón xòe ra Địa Trung Hải. Ở đây có nhiều đồng bằng trù phú như đồng bằng Pêlôpône, Lacôni, Métxêni, Ácgôlít. Đây cũng là nơi xuất hiện nhà nước thành bang đầu tiên của Hy Lạp – thành bang Spart.

– Hy Lạp Tiểu Á là những vùng đất thuộc ven bờ Tiểu Á, nằm ở phía tây của đế quốc Ba Tư. Đất đai ở đây tương đối trù phú và bằng phẳng. Đây là vùng đồng bằng bình nguyên – nơi có thành thị Milê, quê hương của các nhà triết học theo trường phái Milê – do đó thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp. Vùng đất này mặc nhiên làm thành chiếc cầu nối giữa Hy Lạp với các nền văn minh cổ đại phương Đông.

– Vùng Hy Lạp quần đảo bao gồm những hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên biển Êgiê thuộc Địa Trung Hải, giống như một chuỗi ngọc trang điểm cho Hy Lạp lục địa. Các hòn đảo lớn của Hy Lạp cổ đại gồm có đảo Ơbê, đảo Látbốt, đảo Xamốt; dãy đảo Xiclát (trong đó có đảo Đêlốt – một trung tâm lớn về mậu dịch hàng hải trên biển Egiê của người Hy Lạp cổ) tạo thành một hành lang cầu nối giữa vùng Hy Lạp lục địa với vùng Hy Lạp Tiểu Á và đặc biệt, ở phía nam có đảo Cơrét – một trung tâm thương mại, đồng thời là trung tâm của nền văn minh tối cổ trong lịch sử Hy Lạp – văn minh Cơrét-Myxen. Tuy nhiên, lãnh thổ Hy Lạp cổ đại không ổn định, nó thay đổi theo sự hưng vong của từng thời kỳ lịch sử nhất định (dưới thời Alecxandre Đại đế, lãnh thổ Hy Lạp được mở rộng thêm rất nhiều). Biên giới biển Hy Lạp cổ đại rất dài, bờ biển có đặc trưng riêng ở hai nửa Đông – Tây. Bờ biển phía tây gồ ghề lởm chởm, không thuận tiện lắm cho việc hình thành các hải cảng. Bờ phía đông lại khúc khuỷu, hình răng cưa tạo ra nhiều vịnh, hải cảng tự nhiên, an toàn và thuận lợi cho tàu thuyền đi lại. Bờ biển phía tây của miền Hy Lạp Tiểu Á cũng tương tự như bờ biển phía đông Hy Lạp lục địa.

– Nằm ở khu vực Địa Trung Hải, Hy Lạp cổ đại thuộc vùng khí hậu ôn đới Địa Trung Hải – khí hậu lý tưởng cho sinh hoạt của con người và các hoạt động kinh tế với sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa không cao. Những ưu đãi của tự nhiên về khí hậu khiến cho cư dân Hy Lạp cổ đại có thể hoạt động sản xuất, buôn bán tất cả các mùa trong năm. Biển Egiê thanh bình tạo điều kiện cho hoạt động hàng hải phát triển mạnh. Theo các nhà mỹ thuật, khí hậu ở vùng Địa Trung Hải làm cho mọi vật trở nên sáng hơn, màu sắc được định hình rõ nét hơn. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân sản sinh ra nền nghệ thuật Hy Lạp cổ đại vô cùng rực rỡ.

2/ Cũng giống như các quốc gia cổ đại khác, điều kiện tự nhiên đã có những tác động đáng kể đến khuynh hướng phát triển kinh tế cũng như thiết chế nhà nước của quốc gia Hy Lạp cổ đại.
 
Hy Lạp ít đồng ruộng, đất đai không thuận lợi cho việc trồng cây lương thực mà chỉ thích hợp cho việc trồng cây ôliu và nho. 
Nhưng bù lại, Hy Lạp lại có rất nhiều khoáng sản quý như mỏ sắt ở Lacôni, đồng ở Ơbê, bạc ở Áttich, vàng ở Toraxi… cộng với tài nguyên rừng phong phú. Đặc biệt, ở một số vùng của Hy Lạp cổ đại có loại đất sét đặc biệt rất thích hợp cho việc phát triển và chế tạo đồ gốm tinh xảo. Có thể nói, thiên nhiên không ưu đãi về đất đai, địa hình bị chia cắt, nền kinh tế nông nghiệp Hy Lạp cổ đại không có điều kiện phát triển sớm như các quốc gia phương Đông, và do vậy cũng không xuất hiện nhà nước sớm (chưa tạo ra sản phẩm thừa trong xã hội). Nhưng nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, chính vì thế, cư dân Hy Lạp cổ đại đã tìm cách khai thác, phát triển tài nguyên rừng, khoáng sản và phát triển các ngành nghề thủ công. Lợi thế biển được người Hy Lạp khai thác triệt để để đẩy mạnh hoạt động mậu dịch với các quốc gia khác, làm cho ngành thương nghiệp hoạt động hết sức nhộn nhịp và mạnh mẽ. Xu hướng kinh tế dần dần được định hình bằng việc phát triển nền kinh tế theo hướng thủ công nghiệp, thương mại hơn là phát triển kinh tế nông nghiệp.
 
 
3/ Phát triển một số ngành kinh tế:
 
- Khai thác khoáng sản: đồng, vàng, bạc
 
- Xuất khẩu: rượu, đồ gốm, đá cẩm thạch, thiếc, chì, vải...
 
- Thương nghiệp bằng đường thủy: do có nhiều vũng vịnh thích hợp xây hải cảng
 
 
4/ 
 
- Văn minh La Mã cổ đại được hình thành trên bán đảo Ý. Đây là một dải đất dài và hẹp giống hình chiếc ủng vươn dài từ lục địa ra biển Địa Trung Hải với diện tích khoảng 300.000 km2. Dãy núi Apennines như chiếc xương sống chạy dọc theo bán đảo từ tây bắc xuống đông nam. Phía Bắc bán đảo ý có dãy núi Alpes, một biên giới tự nhiên ngăn cách Ý với châu Âu; ba phía Tây, Nam và Đông đều tiếp giáp với biển. Ngoài ra, ở vùng biển phía Nam còn có đảo Scicile, vùng biển phía tây là đảo Coócxơ và đảo Xácđennhơ.
 
- Khác với Hy Lạp, bán đảo Ý không bị chia cắt thành những vùng biệt lập. Ở đây có khá nhiều đồng bằng màu mỡ, phân bố đều ở cả đất liền và hải đảo: đồng bằng sông Pô ở miền Bắc, đồng bằng sông Tibres ở miền Trung, và một số đồng bằng trên đảo Scicile… Đặc biệt, ở bán đảo Ý, nhất là ở miền Nam có nhiều đồng cỏ rộng lớn rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi và nghề nông. Song song đó, diện tích rừng núi khá lớn, tạo nên nguồn tài nguyên rừng khá phong phú. Về khoáng sản, La Mã cũng có một số kim loại quý như vàng, đồng, chì, sắt… Các vùng bờ biển phía Tây và Nam tương đối khúc khuỷu, thuận tiện hình thành các hải cảng và hoạt động mậu dịch hàng hải.
 
-
 Với biên giới ba mặt giáp biển, khí hậu ở Ý cũng giống khí hậu ở Hy Lạp, quanh năm ấm áp, ôn hòa (mùa đông dao động từ 6 – 11oC). Chính vì thế, người dân nơi đây có thể hoạt động sản xuất quanh năm, tàu thuyền đi lại thuận lợi – một điều kiện lý tưởng để phát triển kinh tế. Cũng như nhiều quốc gia cổ đại khác, điều kiện tự nhiên đã có những tác động rất lớn tới khuynh hướng phát triển kinh tế và hình thức tổ chức nhà nước của La Mã trong lịch sử.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải lịch sử 6 bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại

2. Nhà nước thành bang và nền dân chủ cổ đại

Hãy trình bày những nét chính về tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp. Những ưu điểm của tổ chức nhà nước thành bang là gì?

Xem lời giải

3. Nhà nước đế chế La Mã cổ đại

Dựa vào sơ đồ trên, hãy trình bày tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã

Xem lời giải

4. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy lạp, La Mã

Hãy kể tên một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã cổ đại. Thành tựu nào còn được bảo tồn đến ngày nay?

Xem lời giải

Phần luyện tập và vận dụng

1/ Điều kiện tự nhiên tác động như thế nào đến sự hình thành và phát triển của văn minh Hy Lạp, La Mã?

2/ Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp và nhà nước đế chế ở La Mã có điểm gì khác nhau?

3/ Có ý kiến cho rằng: Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đạt được những thành tựu văn hoá rực rỡ là do tiếp thu những thành tựu của người phương Đông cổ đại. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

4/ Dựa vào nội dung của bài và tìm kiếm thêm thông tin từ sách, báo, internet, hãy viết bài giới thiệu ngắn gọn về một thành tựu của nền văn minh cổ đại mà em ấn tượng nhất và chia sẻ với bạn.

Xem lời giải

Xem thêm các bài [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải lịch sử và Địa lí 6, hay khác:

Xem thêm các bài [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải lịch sử và Địa lí 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ