Phân tích đoạn trích “Chí phèo” của Nam Cao để thấy được hình tượng Chí phèo điển hình cho người nông dân trong xã hội cũ.

Câu 3: Phân tích đoạn trích “Chí phèo” của Nam Cao để thấy được hình tượng Chí phèo điển hình cho người nông dân trong xã hội cũ. 

Bài Làm:

"Chí Phèo" của Nam Cao là kiệt tác của văn học hiện thực phản ảnh đậm nét xã hội phong kiến đầy rẫy những tội ác và bất công, đồng thời khắc họa thành công hình ảnh người nông dân bị bần cùng hóa. Đọc những trang viết của Nam Cao, người đọc có thể mường tượng ra được bức tranh xã hội phong kiến nhiều ám ảnh. Và hình ảnh Chí phèo cũng là điển hình cho số phận người nông dân trong xã hội cũ.

Câu chuyện về cuộc đời Chí Phèo bắt đầu bằng hình ảnh chiếc lò gạch cũ và cũng kết thúc bằng hình ảnh chiếc lò gạch cũ xa nhà cửa và vắng người lại qua. Nam Cao lấy hình ảnh này như một điển hình của người nông dân trong xã hội cũ.

Cuộc đời chí phèo là cuộc đời của người nông dân bị tha hoá bởi cái khắc nghiệt trong xã hội cũ, cuộc sống xô đẩy chèn ép đẩy một con người từ anh canh điền hiền lành thành thằng vô công dồi nghề, chỉ biết rạch mặt ăn vạ. Số phận của chí phèo cũng là số phận của đại đa số người nông dân trong xã hội cũ, bị áp bức đến quên mất mục đích sống như Hộ của “Đời thừa”, tức nước đến vỡ bờ như chị Dậu của “Tắt đèn”…Cuộc đời hắn trải qua nhiều biến cố, ban đầu hắn bị mẹ bỏ rơi ở lò gạch cũ được anh đi thả ống lươn nhặt về rồi người làng truyền nhau nuôi, lớn lên hắn đi ở cho bá kiến bị bà ba để ý, rồi bá kiến ghen tống hắn vào tù đến 7,8 năm. Khi trở về hắn đã trở thành một con người khác “đầu cạo trắng hớn” nhìn như thằng săng đá, hắn ngồi ăn thịt chó với uống rượu từ trưa đến chiều rồi cầm vỏ chai đến thẳng nhà bá kiến, đập cửa và chửi bới.

Hình ảnh đầu tiên xuất hiện  là tiếng chửi của hắn, hắn cứ rượu xong là hắn chửi, hắn chửi trời rồi chửi đời, rồi chửi cả làng vũ đại không ai lên tiếng hắn lại chửi đến đứa chết mẹ nào không chửi nhau với hắn. Cuối cùng thì hắn chửi đứa nào đẻ ra hắn, người ta chỉ nghĩ hắn là một thằng bỏ đi và không ai muốn đụng đến và đó là lý do không ai lên tiếng. Nhưng có lẽ chỉ có chửi mới là cách nó giao tiếp với mọi người, còn có người nghe tiếng của hắn, như vậy hắn mới có cơ hội để được cất tiếng nói của hắn. Vì chẳng còn con đường nào khác hắn chỉ biết sống với nghề rạch mặt ăn vạ, đâm chém, ngày đêm đều say trong hơi rượu. Hắn đã sống một cuộc  đời không phải của hắn, một cuộc đời mà chính hắn cũng chưa từng mơ đến, ai cũng khinh thường hắn, sợ hắn, không coi hắn như một con người mà coi hắn như một con quỷ. Rồi sự kiện gặp thị Nở như cho hắn một con đường để hoàn lương, lần đầu tiên hắn nhận ra vẻ đẹp bình yên của cuộc sống, lần đầu tiên hắn sống lại được bao nhiêu ước mơ ngày xưa, ngày nó còn là anh canh điền hiền lành chỉ mong có một gia đình nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn vợ dệt vải; cũng là lần đầu tiên hắn sợ hơi rượu. Rồi cố gắng uống cho thật ít rượu, hắn như được sống thực sự bởi vì lần đầu tiên trong suốt cuộc đời nó được yêu thương săn sóc. Nhưng cuộc đời không bao giờ như mong đợi, chẳng ai cho nó một con đường để hoàn lương, bà dì không cho hắn lấy thị nở. Niềm hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời tăm tối cũng bỏ nó mà đi Cuộc đời của hắn không bao giờ để hắn được chọn lựa, xã hội cũ đó đã tước đi mọi quyền của hắn để hắn rơi vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan. Hắn muốn cuộc sống yên bình, ai cho. Rồi khi hắn muốn được hoàn lương, sống một cuộc đời bình dị cũng chẳng ai cho. Đến cuối cùng hắn đành phải chọn cái chết để giải thoát cho mình. Hắn cầm dao đi thẳng đến nhà bá Kiến để đòi lương thiện, có lẽ hắn nhận ra nguyên nhân khiến cuộc đời hắn trở nên bê tha như vậy, hắn xách dao đến và la hét “ai cho tao lương thiện” rồi hắn giết bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Ít nhất hắn cũng biết được nguyên nhân phá hoại cuộc đời của hắn. Nhưng tác giả đã không dừng lại ở cái chết của hắn, cảnh cuối cùng của tác phẩm là hình ảnh thị Nở khẽ nhìn xuống bụng và hình ảnh chiếc lò gạch cũ lại hiện lên như một vòng luẩn quẩn, hình ảnh một Chí phèo trong tương lai, một cuộc đời hẩm hiu lại tiếp tục tiếp diễn không biết đến bao giờ mới kết thúc.

Hình ảnh về cuộc đời nhân vật Chí phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là hình ảnh chung của số phận người dân trong xã hội, những mảnh đời bị chèn ép, không có quyền lựa chọn lối sống cho mình. Từ hình ảnh chí Phèo người ta như thấy rõ số phận con người trong xã hội cũ, một cuộc đời tăm tối không lối thoát.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Chí Phèo (tiếp theo)

Câu 1: Trang 155 sgk ngữ văn 11 tập 1

Cách vào truyện của Nam Cao độc đáo như thế nào? Hãy nêu ý nghĩa tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo trong đoạn văn mở đầu thiên truyện. 

Xem lời giải

Câu 2: Trang 155 sgk ngữ văn 11 tập 1

 Việc gặp gỡ Thị Nở đã có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời Chi Phèo? Những gì đã diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ đó?

Xem lời giải

Câu 3: Trang 155 sgk ngữ văn 11 tập 1

Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối  chung sống. Vì sao Chí Phèo có hành động thật dữ dội, bất ngờ (uống rượu,  xách dao đi giết Bá KIến rồi tự sát) ?

Xem lời giải

Câu 4: Trang 155 sgk ngữ văn 11 tập 1

Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, hãy làm rõ nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao (chú ý việc khắc họa tính cách và nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật).

Xem lời giải

Câu 5: Trang 155 sgk ngữ văn 11 tập 1

Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn này có gì đặc sắc?

Xem lời giải

Câu 6: Trang 155 sgk ngữ văn 11 tập 1

Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn này?

Xem lời giải

Luyện tập

Bài tập 1: Luyện tập trang 156 sgk ngữ văn 11 tập 1

Trong truyện ngắn Đời thừa, Nam Cao viết: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có"

Với những hiểu biết về sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về quan niệm nghệ thuật nói trên của nhà văn.  

Xem lời giải

Bài tập 2: Luyện tập trang 156 sgk ngữ văn 11 tập 1

Vì sao truyện ngắn Chí Phèo được coi là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại?

Xem lời giải

Phần tham khảo, mở rộng

Câu 1: Phân tích tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao - ngữ văn 11 

Xem lời giải

Câu 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chí Phèo của Nam Cao

Xem lời giải

Câu 4: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Chí phèo"?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 11 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 11 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.