Nội dung chính bài: Sự phát triển của từ vựng

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Sự phát triển của từ vựng". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. 

Bài Làm:


A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển tư vựng tiếng Việt là phát triển của từ ngữ cơ sở nghĩa gốc của chúng.
  • Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.

B. Nội dung chính cụ thể

1. Sự biến đối và phát triển nghĩa của từ ngữ

Trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của xã hội, thường xuyên xuất hiện những nhu cầu về từ và cách diễn đạt để biểu thị những sự vật, hiện tượng hay khái niệm mới, cũng như để tạo ra những hiệu quả giao tiếp mới. Sự biến đổi ý nghĩa của từ thực chất là lấy một từ để biểu đạt một số loại sự vật có quan hệ gần gũi với nhau về một phương diện nào đấy, cho nên giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa vẫn có những mối liên quan nhất định. Sự khác nhau giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa không phải là sự khác nhau hoàn toàn: sự biến đổi ý nghĩa ở đây thường đi theo xu hướng làm thay đổi một thành phần ý nghĩa nào đấy của từ. Do đó, nói đến phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ta có thể xét tới 2 phương thức:

Phương thức ẩn dụ: là cách gọi tên hiện tượng, sự vật này bằng tên, hiện tượng hay sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho biểu đạt.

  • Ví dụ 1: "Thuyền về có nhớ bến chăng, bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền"=> Trong câu thơ trên ta có thể hiểu thuyền là người con trai, luôn luôn di chuyển đến nhiều nơi, còn bến là ẩn dụ chỉ cô gái chỉ cố định một chỗ.
  • Ví dụ 2: “ ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”=> Hình ảnh ẩn dụ là “mặt trời, đỏ”, ẩn dụ hình ảnh Bác Hồ tỏa sáng như mặt trời, mang lại ánh sáng cho đất nước, người dân Việt Nam.

Phương thức hoán dụ: là biện pháp tu từ gọi tên hiện tượng, sự vật, khái niệm này bằng tên của một hiện tượng, sự vật khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.

  • Ví dụ 1: “Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”=> Bàn tay là một bộ phận của cơ thể, qua bàn tay để nói về sức lao động của con người. “ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” ca ngợi sức mạnh của lao động, ở đây là sức lao động của nhà nông.
  • Ví dụ 2: Nam lớp tôi là một tay cờ vua cực phách của trường=> Bàn tay là một bộ phận của cơ thể, qua bàn tay để nói về sức lao động của con người nhưng " tay cờ vua" ở đây dùng theo nghĩa chuyển, lấy bộ phận gọi toàn thể.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Sự phát triển của từ vựng

Câu 1 (Trang 56 SGK) Từ chân trong các câu sau là từ nhiều nghĩa. Hãy xác định:

  • Ở câu nào, từ chân dùng với nghĩa gốc.
  • Ở câu nào, từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
  • Ở câu nào, từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.

a. Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
     (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b. Năm em học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự "Hội khoẻ Phù Đổng".

c. Dù ai nói nga nói nghiêng,
Thì ta vẫn vững như kiềng ba chân.
       (Ca dao)
d. Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Xem lời giải

Câu 2 (Trang 56 SGK) Từ điển tiếng Việt (Sđd) định nghĩa từ trà như sau:
Trà: búp hoặc lá cây chè đã sao, đã chế biến, để pha nước uống. Pha trà. Ấm trà ngon. Hết tuần trà.
Dựa vào định nghĩa trên, hãy nêu nhận xét về nghĩa của từ trà trong những cách dùng như: trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua (mướp đắng).

Xem lời giải

Câu 3 (Trang 56 SGK) Từ điển tiếng Việt (Sđd) nêu nghĩa gốc của từ đồng hồ như sau:

Đồng hồ: dụng cụ đo giờ phút một cách chính xác. Đồng hồ đeo tay. Đồng hồ báo thức.
Dựa vào những cách dùng như: đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng,... hãy nêu nghĩa chuyển của từ đồng hồ.

Xem lời giải

Câu 4 (Trang 56 SGK)  Hãy tìm ví dụ để chứng minh rằng các từ hội chứng, ngân hàng, sốt, vua là những từ nhiều nghĩa.

Xem lời giải

Câu 5 (Trang 56 SGK)  Đọc hai câu thơ sau:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)

Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 9 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 9 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.

BÀI 1

BÀI 2

BÀI 3

BÀI 4

BÀI 5

BÀI 6

BÀI 7

BÀI 8

BÀI 9

BÀI 10

BÀI 11

BÀI 12

BÀI 13

BÀI 14

BÀI 15

BÀI 16

BÀI 17

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.