Nội dung chính bài Làng ( Kim Lân)

Câu 6: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Làng" ( Kim Lân)

Bài Làm:


A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Kim Lân (1920-2007) quê Từ Sơn - Bắc Ninh. Sáng tác văn học từ trước năm 1945 và là nhà văn có sở trường về truyện ngắn. Đề tài chủ yếu tác giả thường viết đó là sinh hoạt làng quê và những cảnh ngộ của người nông dân
  • Tác phẩm: sáng tác trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, lần đầu tiên đăng trên báo văn nghệ năm 1948.

2. Phân tích văn bản

a. Tình huống truyện

Làng của Kim Lân đã xây dựng được một tình huống truyện giàu kịch tính. Ông Hai Thu định ở lại làng cùng du kích chiến đấu giữ làng, nhưng vì hoàn cảnh gia đình ông phải cùng vợ con rời bỏ làng đi tản cư. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ làng, kể chuyện, khoe làng với người dân trên đó. Bỗng một hôm, ông nghe tin cả làng Dầu của ông theo giặc Pháp làm Việt gian. Ông đau khổ, cả gia đình ông buồn rầu, tủi nhục. Ông chủ tịch tìm đến và cải chính với ông là làng theo kháng chiến. Ông sung sướng khoe nhà ông bị Pháp đốt cháy rụi. Tác giả diễn tả cụ thể sự mâu thuẫn, giằng xé tâm can, nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc. Qua tình huống này, hình ảnh một lão nông dân tha thiết yêu làng quê của mình, một lòng một dạ theo kháng chiến hiện ra sắc nét, với chiều sâu tâm lí, ngôn ngữ mang đậm màu sắc cá thể hoá.

b. Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai:

Hoàn cảnh ông Hai: 

  • Là một người nông dân quanh năm gắn bó với lũy tre làng
  • Một người yêu làng nhưng phải rời làng đi tản cư

+) Trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:

  • Ông luôn tự hào, đau đáu nhớ về làng của mình. Tuy phải chạy giặc tới nơi khác để sinh sống nhưng ông luôn cập nhật tinh hình chiến sự ở ngôi làng của mình: hằng ngày luôn đến phòng thông tin nghe ngóng tình hình về ngôi làng của mình dù cho mình không biết chữ.
  • Ông khoe về làng: giàu và đẹp, lát đá xanh, có nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh, phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre

+) Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:

  • Khi vừa nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông không tin vào tai mình, hỏi đi hỏi lại, lầm lũi trở về nhà như người mất hồn
  • Khi về tới nhà, ông dằn vặt trong những suy nghĩ nội tâm, tự hỏi rồi tự trả lời, nhìn đàn con thơ xót xa: “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?”=> Nỗi cay đắng tủi nhục, uất hận trước tin làng theo giặc
  • Khi trò chuyện với vợ ông Hai bực bội, gắt gỏng vô cớ, đau đớn, trằn trọc thở dài rồi lo lắng → chân tay rủn ra,nín thở, lắng nghe không nhúc nhích.
  • Suốt mấy ngày sau đó ông không dám đi đâu, chỉ nằm nhà nghe ngóng tình hình trong sự sợ hãi, lo lắng,luôn bị ám ảnh về chuyện làng theo Tây. Cứ thấy một đám đông túm lại … ông cũng chột dạ … “thoáng nghe những tiếng Tây Việt gian … lủi ra một góc nhà , nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”
  • Gia đình ông không biết sẽ sống nhờ ở đâu, tâm trạng của ông lúc này thật bế tắc tuyệt vọng.
  • Có ý nghĩ “Hay là quay về làng” nhưng “vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức phản đối ngay” … “nước mắt ông dàn ra. Về làng … làm nô lệ cho thằng tây .. thế rồi ông quyết định “ Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.

=> Tình cảm tự do tình cảm cách mạng, lòng yêu làng, yêu nước đã thực sự hoà quện trong tâm hồn ông. Mối mâu thuẫn trong nội tâm và tình thế của nhân vật dường như đã thành sự bế tắc, đòi hỏi phải được giải quyết.

+) Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng được cải chính:

Thái độ ông Hai thay đổi hẳn:

  • “cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”
  • mồm bỏm bẻm nhai trầu, mắt hấp háy
  • Chạy đi khoe khắp nơi về làng của mình

⇒ Vui mừng tột độ, tự hào, hãnh diện khi làng không theo giặc, cũng đồng thời thấy được tình yêu làng, yêu nước của người nông dân như ông Hai

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:

Cũng như biết bao người dân quê khác, ông Hai gắn bó sâu lặng với nơi chôn rau cắt rốn của mình - làng chợ Dầu. 

  • Ông tự hào về làng của mình lắm, ông hay nói về sự giàu có, trù phú của làng mình với một niềm say mê và náo nức lạ thường: “Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển…”. Trong mắt ông cái gì của làng Dầu cũng hay cũng khéo, nào là con đường làng lát toàn đá xanh, trời mưa trời gió thì sạch mà trời nắng phơi rơm rạ thì chả cái gì bằng được, nào là cái sinh phần của cụ Thượng,…Trong tất cả các câu chuyện của ông luôn luôn có đề tài về nơi “chôn rau cắt rốn” và cũng chỉ khi ấy trông ông mới trở nên sáng sủa, tinh nhanh. Quả thật, niềm hãnh diện về chốn “quê cha đất tổ” ở con người này thật hồn nhiên, trong sáng.
  • Ông nhớ làng, nhớ về phong trào kháng chiến của làng quê, muốn về làng, muốn cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá.v.v.. Ông thường ra phòng thông tin nghe đọc báo, nghe ngóng tin về làng Chợ Dầu của ông. Dù cho ông không biết đọc nhưng ngày ngày tới phòng đọc báo để nghe ngóng tin tức về làng mình

2. Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:

Khi nghe tin làng theo giặc:

  • Khi nghe tin làng ông theo giặc, ông như không tin vào tai mình. Sau phút giây bàng hoàng, Ông  Hai cố trấn tĩnh để hỏi lại những người dân tản cư, vì trong ông đang nảy sinh sự hoài nghi xen lẫn hi vọng rằng đó không phải là sự thật. Nhưng rồi  những bằng chứng cụ thể(họ vừa ở dưới ấy lên) buộc ông đành phải tin cái sự thật khủng khiếp ấy.
  •  Tin tức ấy đến đột ngột , bất ngờ làm ông sững sờ, bàng hoàng “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân , nước mắt giàn ra, giọng lạc đi” . Hành động cúi gằm mặt mà đi trong sự trốn tránh, xấu hổ nhục nhã, ê chề như họ đang chửi mắng chính ông vậy

Khi trở về nhà:

Nhà văn đã miêu tả rất cụ thể, tinh tế, sâu sắc những biến động dữ dội trong nội tâm nhân vật nhằm miêu tả nỗi cay đắng, xấu hổ, tủi nhục, uất hận của ông Hai: 

  • Vừa về đến nhà, ông nằm vật ra giường, nước mắt trào ra, ông tức giận chửi bọn Việt gian làng Dầu bán nước nhưng ông lại thấy những lời chửi của mình thật vô lí. Ông kiểm đếm từng người trong óc nhưng không tìm được ai có thể phản bội, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Nhưng thằng chánh Bệu thì đích thị là người làng ông rồi khiến ông có tâm trạng bối rối, phân vân, nửa tin nửa ngờ. 
  • Nhìn đàn con thơ ông thương con vô cùng. : “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ dàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ dúng hắt hủi đấy ư? …” 
  • Cuộc trò chuyện với người vợ trong đêm, ông Hai bực bội, gắt gỏng vô cớ, đau đớn, trằn trọc thở dài rồi lo lắng → chân tay rủn ra,nín thở, lắng nghe không nhúc nhích.=> Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên cùng nỗi đau xót , tủi hổ trước cái tin làng mình theo giặc.

Những ngày sau đó:

  • Cả nhà ông Hai những ngày sau đó, sống trong bầu không khí ảm đạm, nặng nề, đầy lo lắng. Ông Hai ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớp, bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Thậm chí ông không dám nhắc tới, phải gọi tên cái chuyện phải bội là "chuyện ấy", ông tuyệt giao với tất cả mọi người, trốn biệt ở nhà, không dám bước chân ra ngoài vì xấu hổ. Và cái chuyện vợ chồng ông lo nhất cũng đã đến.
  • Khi bà chủ nhà bóng gió đuổi gia đình ông đi, chỉ vì họ là người làng theo Tây, gia đình ông Hai ở vào tình thế căng thẳng, khó khăn nhất: "Thật là tuyệt đường sinh sống", đâu đâu có người chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi.
  • Trong tình cảnh ấy ông Hai đã nghĩ hay là quay về làng nhưng rồi ông đã dứt khoát "về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, chịu đầu hàng Tây là cam chịu kiếp sống nô lệ, cô độc" nên ông đã quyết định "làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù". Đến đây, tình yêu làng của ông Hai đã hoà quyện vào tình yêu nước. Tình cảm cách mạng khi bị đặt vào tình huống thử thách gay cấn buộc phải lựa chọn giữa làng và nước, ông Hai đã chấp nhận hi sinh tình cảm làng vì có một tình cảm thiêng liêng, lớn hơn - đó là tình cảm dành cho kháng chiến, cho cụ Hồ.

Khi trò chuyện với con:

  • Trong tâm trạng bế tắc và tuyệt vọng ông Hai chỉ còn biết chút nỗi lòng của mình qua lời nói thủ thỉ, tâm sự với đứa con út của mình. Thực chất, những lời tâm sự với con chính là lời giãi bày của ông.
  • Cuộc đối thoại giữa hai bố con ông Hai là một tình tiết cảm động và thú vị: .. - "À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?", "Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!". Nghe con ngây thơ nói mà nước mắt ông chảy ròng ròng trên hai má... Lòng trung thành của cha con ông, của hàng triệu nông dân Việt Nam đối với lãnh tụ là vô cùng sâu sắc, kiên định, vẻ đẹp tâm hồn ấy của họ rất đáng tự hào, ca ngợi.

3. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng được cải chính:

Khi nghe được tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc Ông Hai như mở cờ trong bụng, ông như  trút được gánh nặng trong lòng. Ông Hai lại trở thành Ông Hai của mấy hôm về trước, mừng rỡ đi khoe khắp nơi tin tức về làng. Ông đã không chú ý đến những thiệt hại của bản thân gia đình ông dù cho vốn dĩ ngôi nhà là tài sản  lớn  của  một  cuộc  đời  nông dân nghèo nay đã  bị giặc đốt trụi thì ông cũng không hề thấy tiếc. Ông coi đó như một minh chứng về tinh thần tuyệt đối trung thành với cách mạng của gia đình cũng như của cả làng chợ Dầu. Đó là một sự hi sinh quá lớn : ông hi sinh ngôi nhà để làng chợ Dầu được hồi sinh. 

4. Tổng kết:

  • Nội dung: Tình yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến, của người nông dân phải rời làng đi tản cư được bộc lộ chân thực, cảm động qua nhân vật ông Hai. 
  • Nghệ thuật:
    • Tình huống truyện gay cấn.
    • Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, lời nói (đối thoại và độc thoại).
    • Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ
  • Ý nghĩa: Đoạn trích thể hiện tình yêu làng, yêu nước của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Làng (Kim Lân)

Câu 1: (Trang 174 - SGK Ngữ văn 9) Truyện ngắn Làng đã xâydựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?

Xem lời giải

Câu 2: (Trang 174 - SGK Ngữ văn 9) Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện. Vì sao ông Hai lại thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc? Tâm trạng ấy của nhân vật đã được biểu hiện như thế nào?

Xem lời giải

Câu 3: (Trang 174 - SGK Ngữ văn 9) Em hãy đọc lại đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con út (“Ồng lão ôm thằng con út lên lòng... cùng vợi đi được đôi phần”). Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ? Qua nhừng lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông Hai với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến? Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai có quan hệ như thế nào?

Xem lời giải

Câu 4: (Trang 174 - SGK Ngữ văn 9) Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả.

Xem lời giải

Phần luyện tập

Câu 1: (Trang 174 - SGK Ngữ văn 9) Chọn phân tích một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai trong truyện. Trong đoạn văn ấy, tác giả đã sử dụng những biện pháp nào để miêu tả tâm lí nhân vật?

Xem lời giải

Câu 2: (Trang 174 - SGK Ngữ văn 9) Em có nhớ truyện ngắn hay bài thơ nào cùng viết về tình cảm quê hương, đất nước? Hãy nêu nét riêng của truyện Làng so với những tác phẩm ấy.

Xem lời giải

Phần tham khảo, mở rộng

Câu 1Phân tích diễn biến tâm lý của ông Hai từ trước đến sau khi ông nghe tin sét đánh “làng mình theo giặc” trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân.

Xem lời giải

Câu 2: Khái quát một số nét đặc sắc về nghệ thuật truyện ngắn Làng (tình huống truyện, tâm lí nhân vật, ngôn ngữ truyện…)

Xem lời giải

Câu 3: Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Làng của Kim Lân

Xem lời giải

Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (10-12 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong văn bản Làng.

Xem lời giải

Câu 5: Từ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng em có suy nghĩ gì về tình yêu quê hương đất nước trong hoàn cảnh hiện nay?

Xem lời giải

Câu 6: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Làng"

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 9 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 9 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.

BÀI 1

BÀI 2

BÀI 3

BÀI 4

BÀI 5

BÀI 6

BÀI 7

BÀI 8

BÀI 9

BÀI 10

BÀI 11

BÀI 12

BÀI 13

BÀI 14

BÀI 15

BÀI 16

BÀI 17

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.