Nội dung chính bài Khóc Dương Khuê

Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Khóc Dương Khuê"?

Bài Làm:

 

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, quê Hà Nam. Dương Khuê sinh năm 1839, quê Hà Sơn Bình, là bạn thân của Nguyễn Khuyến. Hai người kết bạn từ thuở thi đậu, Nguyễn Khuyến bỏ quan về quê, Dương Khuê vẫn làm quan. Nhưng cả hai vẫn giữ tình bạn gắn bó.
  • Tác phẩm: Năm 1902, nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến làm bài thơ này khóc bạn. Bài thơ viết bằng chữ Hán có nhan đề là "Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư". Có bản dịch là Khóc bạn. Lâu nay quen gọi là Khóc Dương Khuê.

2. Phân tích văn bản

a. Nỗi đau ban đầu.

  • Hư từ: Thôi à Tiếng than nhẹ nhàng, gợi cảm, đau đột ngột khi vừa nghe tin bạn mất.
  • Cách xưng hô: Bác: Sự trân trọng tình bạn người cao tuổi.
  • Hình ảnh: Man mác, ngậm ngùi: Đau chưa kịp định hình, chưa ngấm.
  • Nghệ thuật nói giảm, cách dùng hư từ và những hình ảnh mang tính tượng trưng, làm nhẹ nỗi đau đớn khi nghe tin bạn mất.

b. Nhớ lại kỷ niệm gắn bó.

  • Cùng thi đậu, cùng vui chơi, cùng nhau uống rượu, cùng gặp nhau một lần, cả hai cùng sống trong cảnh hoạn nạn và cùng đang trong tuổi già.
  • Tình bạn keo sơn, thắm thiết. Bộc lộ nỗi niềm trong tâm trạng thầm kín với nỗi đau thời thế.

c. Trở lại nỗi đau mất bạn.

  • Muốn gặp bạn nhưng tuổi già không cho phép. Nay bạn mất, đau đớn vô cùng.
  • Mất bạn trở nên cô đơn: Rượu không muốn uống, thơ không muốn làm, đàn không gảy, giường treo lên.
  • Ngôn ngữ thơ đạt đến mức trong sáng tuyệt vời: Lặp 5 từ không trong tổng số 14 từ để diễn tả một cái không trống rỗng đến ghê gớm khi mất bạn.
  • Tình bạn già mà vẫn keo sơn, gắn bó.

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Phân tích chi tiết bài thơ

a. Nỗi xót xa nghe tin bạn mất 

  • Câu thơ như tiếng thở dài:

“Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”

  • Hư từ "thôi" như tiếng than nhẹ nhàng, gợi cảm, đau đột ngột khi vừa nghe tin bạn mất. Tác giả xưng hô là "Bác" thể hiện sự trân trọng tình bạn người cao tuổi. Hình ảnh "man mác", "ngậm ngùi" thể hiện nỗi mát mát như chia sẻ với đất trời. Câu lục ngắt nhịp 2/1/3 làm người đọc lên nghe nhói đau, quặn thắt như những tiếng nấc tắc nghẹn trong nỗi đau đến quá đỗi bất ngờ. Nhịp điệu câu thơ kết hợp cùng nghệ thuật nói giảm đã làm nhẹ nỗi đau đớn khi nghe tin bạn mất nhưng vẫn không khỏi nghẹn ngào chua xót.

b. Tình bạn chân thành, thủy chung gắn bó

  • Tác giả nhớ lại những kỉ niệm gắn bó của tình bạn. Đầu tiên là kỉ niệm "từ thuở đăng khoa". Từ cái lần gặp đầu tiên ấy, như định mệnh của trời, hai người đã trở thành đôi bạn cùng nhau đi thi, cùng nhau đỗ đạt. Đến kỉ niệm "lúc chơi nơi dặm khách", cùng nhau ngao du sơn thủy, bầu bạn cùng tiếng suối thiên nhiên. Một tâm hồn phóng khoán được tác giả gợi lên. Đôi bạn cùng thưởng thức tiếng đàn điệu hát "tiếng gác cheo leo", cùng thưởng thức một chén rượu ngon "cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp" hay chia sẻ khó khăn, thú vui cùng hưởng "cùng bàn soạn câu văn". Họ bắt gặp ở nhau một sự đồng điệu trong tâm hồn. .
  • Câu thơ "Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn" ý nói sự sẻ chia khó khăn, cùng là quan thanh liêm có tâm hồn thanh cao. Lần gặp nhau khi đã già của hai người bạn được đánh dấu mốc "ba năm". Hành động "cầm tay" thể hiện sự cảm động, thân thiết, hơn cả là sự hiểu nhau. 
  • Điệp từ "thôi" thể hiện nỗi niềm tâm sự thầm kín, xót xa của nhà thơ đối với bạn dù cuộc sống của hai người có khác nhau nhưng vẫn có sự san sẻ. Điệp từ "nhớ" biểu thị cho lối liệt kê, dòng hồi ức của tác giả hiện ra rõ mồn một
  • Đây là những kỉ niệm kéo dài từ tuổi trẻ cho đến lúc về già, thể hiện tình bạn gắn bó keo sơn, thắm thiết.
  • Tiếng khóc mang cảm hứng nhân sinh của kẻ sĩ bất lực trước thời cuộc. Tác giả càng khẳng định hơn tình bạn keo sơn, thắm thiết, bộc lộ nỗi niềm trong tâm trạng thầm kín với nỗi đau thời thế.

c. Nỗi hụt hẫng mất mát

  • Các từ "làm sao", "vội, "chợt nghe", "chân tay rụng rời" miêu tả sự sửng sốt, bàng hoàng, đau đớn ví ựu mất mát quá lớn, quá đột ngột. Một nghịch lí của cuộc đời "Ai chẳng biết chán đời là phải/ Sao vội vàng đã mải lên tiên." Dù chán đời nhưng vẫn phải sống, có bạn chia sẻ thì tốt hơn. 
  • Bạn mất, nhà thơ như mất hết niềm vui. Nỗi đau đớn đến nghẹ ngào, thú vui đầy ý nghĩa của nhà thơ trước đây cũng trở thành vô nghĩa. Mất bạn là mất đi tri âm, tri kỷ.
  • Đoạn thơ cuối bài thơ là những lời tác giả tự an ủi bản thân. Dù tuổi đã già, trải qua bao nhiêu biến cố của cuộc đời nhưng nỗi niềm mất mát người tri kỷ vẫn không thể nào nguôi ngoai. 

3. Tổng kết:

  • Nội dung: Bài thơ “Khóc Dương Khuê”  là một bài thơ cảm động, đã thể hiện một tình bạn tri âm, tri kỉ của Nguyễn Khuyến đối với Dương Khuê.
  • Nghệ thuật: Cách sử dụng từ và hình ảnh, sử dụng điển tích, âm điệu của câu thơ song thất lục bát, nhân vật trữ tình tự bộc lộ tâm trạng.
  • Ý nghĩa: Bài thơ giúp ta hiểu về tình bạn thủy chung, gắn bó, hiểu thêm về khía cạnh khác của nhân cách Nguyễn Khuyến.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)

Câu 1 (Trang 32 – SGK) Theo anh/chị, bài thơ chia thành mấy đoạn? Nội dung mỗi đoạn là gì?

Xem lời giải

Câu 2 (Trang 32 – SGK) Tình bạn thắm thiết, thủy chung giữa hai người được thể hiện như thế nào?

Xem lời giải

Câu 3 (Trang 32 – SGK) Đây là một bài thơ có nghệ thuật tu từ đặc sắc. Hãy phân tích những biện pháp nghệ thuật tu từ thể hiện nỗi trống vắng của nhà thơ khi bạn qua đời.

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong "Khóc Dương Khuê"

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 11 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 11 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.