Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 1
Bài Làm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin giữa con người và xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ ( dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện mục đích về nhận thức về tình cảm, về hành động.
- Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình : tạo lập văn bản, và lĩnh hội văn bản. Hai quá trình này sẽ diễn ra trong quan hệ tương tác.
- Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố : nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Nhân vật giao tiếp gồm:
Người phát hoạt động giao tiếp (người nói/ người viết), người nhận (người nghe/ người đọc).
=> Đây là nhân vật tham gia giao tiếp và quan hệ giữa các nhân vật có tác động quyết định đến sự lựa chọn văn bản và hình thức giao tiếp.
Ví dụ :
Người nói : là người kể chuyện
Người nghe: là người đọc
2. Công cụ giao tiếp và kênh giao tiếp
- Công cụ giao tiếp là ngôn ngữ và ngôn ngữ dùng trong giao tiếp thường ở dạng biến thể.
- Kênh giao tiếp là:
- Kênh nói và kênh nghe trực tiếp.
- Kênh nói và kênh nghe gián tiếp.
- Kênh viết và đọc: ngôn ngữ phải trau chuốt, phù hợp với chủ đề, ý tứ toàn bài.
Ví dụ 1: Kênh nghe trực tiếp: thành viên trong lớp hỏi han về cách làm bài tập với lớp trưởng.
Ví dụ 2: Kênh nghe gián tiếp: nghe qua báo, đài..
3. Nội dung giao tiếp
- Nội dung giao tiếp là phạm vi hiện thực ở bên ngoài ngôn ngữ và bản thân ngôn ngữ.
- Nội dung giao tiếp bao giờ cũng đòi hỏi hình thức giao tiếp phù hợp.
Ví dụ: Thuyết trình nội dung bài học cho cả lớp hiểu về chủ đề nào đó.
4. Trong giao tiếp hàng ngày, người Việt rất chú trọng chọn từ xưng hô thích hợp.
- Trong giao tiếp hằng ngày người Việt chú trọng cách xưng hô vì có sự chi phối giữa ba nhân tố: người nói, người nghe, đối tượng được lấy làm nội dung giao tiếp.
- Những mối tương quan đều là những mối tương quan về văn hoá, xã hội phổ biến trong gia đình. Tương quan về thứ bậc gia đình; về tuổi tác; về vị thế xã hội; về độ thân sơ...
- Do sự chi phối của hoàn cảnh giao tiếp( tính chất lễ nghi, tính chất thân tình...)
Ví dụ: trẻ con giao tiếp với người lớn tuổi phải lễ phép, kính trên nhường dưới, không được nói chống không.