Nội dung chính bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 2

Bài Làm:


A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

Dấu chấm lửng được dùng để:

  • Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;
  • Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;
  • Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm

Dấu chấm phẩy được dùng để:

  • Đánh dấu ranh giới giữa các về của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
  • Đánh dấu ranh giới giũa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

B. Nội dung chính cụ thể

1. Dấu chấm lửng:

Dấu chấm lửng có rất nhiều công dụng:

  • Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
  • Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
  • Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
  • Gợi sự lắng đọng của cảm xúc không thể nói thành lời.
  • Đặt sau từ ngữ tượng thanh để biểu thị sự kéo dài âm thanh.
  • Trong tình huống thể hiện cảm xúc nó cũng có thể là sự ngại ngùng, ngạc nhiên, sửng sốt khi phải đón nhận 1 điều gì đó

VD1 : Cơm, áo, vợ, con, gia đình...bó buộc y.=> Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết

VD2: -Mình....mình cũng không biết rõ mọi chuyện xảy ra như thế nào- Lan nói=> Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

  • Tùy thuộc vào bối cảnh và vị trí trong một câu, dấu ba chấm có thể chỉ ra một suy nghĩ chưa hoàn thành, một tuyên bố ban đầu, một chút tạm dừng, một giọng vang vọng, hoặc một sự im lặng căng thẳng hoặc vụng về. Ngoài ra có thể sử dụng dấu chấm lửng để đi vào im lặng

VD3: Nhưng tôi nghĩ anh ấy đã ...=>Khi được đặt ở đầu hoặc cuối câu, dấu ba chấm/chấm lửng cũng có thể truyền cảm giác u sầu hoặc khao khát.

2. Dấu chấm phẩy.

  • Dấu chẩm phẩy “;” là dấu câu dùng để đánh dấu về ranh giới các vế ở câu ghép phức tạp hoặc dùng để đánh giới ranh giới giữa các bộ phận trong các phép liệt kê.
  • Trong câu ghép khi mà vế sau bổ sung cho vế trước, dấu chấm phẩy rất hay được sử dụng giữa các vế.
  • Như vậy trong các trường hợp trên đều sử dụng dấu chấm phẩy,  đó cũng là cách dùng mà bạn nên biết khi sử dụng dấu chấm phẩy.
  • Khi đọc câu có dấu chấm phẩy phải ngắt quãng, thời gian ngắt trong câu có dấu chấm phẩy dài hơn dấu phẩy và ngắn hơn dấu chấm.

VD: Mẹ là người chăm sóc em hàng ngày; mẹ chăm sóc cả gia đình một cách ân cần và chu đáo.

=> Sử dụng dấu chấm phẩy để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép song song.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn 7 bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Trang 121 sgk

Luyện tập

Bài tập 1: trang 123 sgk Ngữ Văn 7 tập 2

Trong mỗi câu có dấu chấm lửng dưới đây, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?

Xem lời giải

Bài tập 2: trang 123 sgk Ngữ Văn 7 tập 2

Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu dưới đây

Xem lời giải

Bài tập 3: trang 123 sgk Ngữ Văn 7 tập 2

Viết một đoạn văn về ca Huế trên sống Hương trong đó:

a) Có câu dùng dấu chấm lửng

b) Có câu dùng dấu chấm phẩy

Xem lời giải

Viết một đoạn văn ngắn sử dụng dấu chấm phẩy. Nêu công dụng của chúng

Xem lời giải

Viết một đoạn văn ngắn sử dụng dấu chấm lửng. Nêu công dụng của dấu chấm lửng đó,

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1:  Viết đoạn văn có sử dụng dấu chấm lửng

Xem lời giải

Câu 2:  Viết đoạn văn có sử dụng dấu chấm phẩy

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 2, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 2 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.