Nội dung chính bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Câu 2: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Thêm trạng ngữ cho câu". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 2

Bài Làm:


A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
  • Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng chỉ hoạt động).
  • Việc chuyển đổi câu chủ động, thành bị động (ngược lại) nhằm mục đích liên kết các câu trong đoạn văn.

B. Nội dung chính cụ thể

I- Câu chủ động, câu bị động

  • Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người khác.
  • VD: Mẹ mắng em vì em không nghe lời.
  • Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
  • VD: Vì em không nghe lời nên em bị mẹ mắng.

II- Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Mục đích: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại, chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.

VD1: Từ thuở nhỏ, cha dạy Tố Hữu làm thơ theo những lối cổ

=> Chuyển: Từ thủa nhỏ, Tố Hữu đã được cha dạy làm thơ theo những lối cổ.

VD2: Khoảng cách giữa thành thị và nông thôn bị thu hẹp bởi quá trình đô thị hóa.

=> Chuyển: Đô thị hóa ngày càng sâu rộng đang thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn 7 tập 2 bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

LUYỆN TẬP

Đề: Trang 58 sgk ngữ văn 7 tập 2

Tìm câu bị động trong các đoạn trích dưới đây. Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy.

- Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

(Hồ Chí Minh)

- Người đầu tiên chịu ảnh hưởng của thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ. Những bài thơ có tiếng của Thế Lữ ra đời từ đầu năm 1933 đến 1934. Giữa lúc người thanh niên Việt Nam bấy giờ ngập trong quá khứ đến tận cổ thì Thế Lữ đưa về cho họ cái hương vị phương xa. Tác giả "Mấy vần thơ" liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.

(Theo Hoài Thanh)

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1:  Lấy một số ví dụ có sử dụng kiểu câu bị động và câu chủ động

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 2, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 2 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.