Trình bày chức năng chính của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 5. Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

THÔNG TIN.

Trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, chính thức thừa nhận Chính phủ là cơ quan có quyền hành pháp bên cạnh chức năng lập pháp của Quốc hội và tư pháp của Toà án nhân dân. Chức năng hành pháp của Chính phủ được thể hiện thông qua các hoạt động:

- Thứ nhất, đề xuất hoạch định các chính sách vĩ mô, đề xuất phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trước Quốc hội, trình Quốc hội các dự án luật, pháp luật.

- Thứ hai, phù hợp với quyền hạn của Chính phủ trong việc ban hành các chính sách, kế hoạch và ban hành các quy định, văn bản để thực hiện các chủ trương, chính sách và các văn bản do Quốc hội ban hành.

- Thứ ba, tổ chức ban hành, thi hành, tuyên truyền pháp luật, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chính sách của các cơ quan hành chính nhà nước, thống nhất quản lí mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Thứ tư, thiết lập trật tự hành chính và thống nhất quản lí Nhà nước trên cơ sở các quy định của pháp luật.

Câu hỏi:

 - Trình bày chức năng chính của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Cho biết, chức năng hành pháp của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào.

- Giải thích tại sao Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan chấp hành của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bài Làm:

- Chức năng chính của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. 

- Chức năng hành pháp của Chính phủ được thể hiện thông qua các hoạt động:

  • Đề xuất hoạch định các chính sách vĩ mô, đề xuất phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trước Quốc hội, trình Quốc hội các dự án luật, pháp luật.
  • Phù hợp với quyền hạn của Chính phủ trong việc ban hành các chính sách, kế hoạch và ban hành các quy định, văn bản để thực hiện các chủ trương, chính sách và các văn bản do Quốc hội ban hành.
  • Tổ chức ban hành, thi hành, tuyên truyền pháp luật, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chính sách của các cơ quan hành chính nhà nước, thống nhất quản lí mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
  • Thiết lập trật tự hành chính và thống nhất quản lí Nhà nước trên cơ sở các quy định của pháp luật.

- Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan chấp hành của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, chịu trách nhiệm thực thi luật pháp do Quốc hội ban hành.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 14 Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu 2. Em hãy đọc các thông tin sau và thực hiện yêu cầu.

THÔNG TIN 1.

- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: là cơ quan thường trực của Quốc hội, do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội. Thành phần của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bao gồm:

 + Chủ tịch Quốc hội đồng thời là Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

 + Các Phó Chủ tịch Quốc hội đồng thời là các Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

 + Các Uỷ viên Thường vụ Quốc hội.

- Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội: là các cơ quan của Quốc hội, được thành lập ra để giúp Quốc hội hoạt động trong từng lĩnh vực cụ thể.

 + Hội đồng Dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Uỷ viên.

 + Các Uỷ ban của Quốc hội gồm 2 loại:

- Uỷ ban lâm thời: là những uỷ ban được lập ra khi xét thấy cần thiết để thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, uỷ ban này sẽ chấm dứt hoạt động.

- Uỷ ban thường trực: là những uỷ ban được Quốc hội thành lập theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, là bộ phận cấu thành của cơ cấu tổ chức của Quốc hội trong suốt nhiệm kì. 

Thành phần của mỗi uỷ ban gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Uỷ viên.

- Chia sẻ hiểu biết của em về cơ cấu tổ chức của Quốc hội.

- Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức của Quốc hội.

THÔNG TIN 2.

  Hoạt động của Quốc hội căn cứ theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2020. Nhiệm kì của mỗi khoá Quốc hội là 05 năm (khoản 1 Điều 2). Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Kì họp là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội. Quốc hội họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội có thể họp kín. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm 2 kì. Trường hợp Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường. Tại kì họp, Quốc hội thảo luận và quyết định theo đa số các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình (Điều 90). Quốc hội quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng biểu quyết. Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết. Quốc hội áp dụng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín (Điều 96).

- Hãy cho biết Quốc hội hoạt động như thế nào.

- Nêu cách hiểu của em về chế độ làm việc theo hội nghị và quyết định theo đa số của Quốc hội.

Xem lời giải

Câu 3. Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

  Trong nhiệm kì 2016 - 2021, Chủ tịch nước đã thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và các nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công, góp phần tích cực cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các Nghị quyết của Quốc hội khoá XIV.

  Căn cứ các nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước đã kí quyết định bổ nhiệm 5 Phó Thủ tướng Chính phủ, 21 Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ nhiệm kì 2016 - 2021; phối hợp chặt chẽ với Quốc hội, Chính phủ kí quyết định bổ nhiệm một số Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ khi có thay đổi về nhân sự như: Bộ trưởng   Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cùng với việc bổ nhiệm 21 Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ nhiệm kì 2016 - 2021, trong nhiệm kì, Chủ tịch nước đã kí quyết định miễn nhiệm 24 thành viên Chính phủ, đình chỉ công tác đối với 1 thành viên Chính phủ.

  Chủ tịch nước đã kí Lệnh công bố 72 luật, 2 pháp lệnh đã được Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XIV thông qua; chỉ đạo Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước kịp thời, đúng quy định. Nhiều văn bản pháp luật được Quốc hội khoá XIV thông qua đã tạo cơ sở pháp lí quan trọng, đồng bộ, vững chắc, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và hội nhập quốc tế của đất nước.

(Trích Báo Điện tử Chính phủ, ngày 21/03/2021)

Em hãy cho biết thông tin trên đề cập đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gì của Chủ tịch nước?

Xem lời giải

Câu 4. Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

THÔNG TIN.

  Theo Điều 86, 87, 91, 92, 93 Hiến pháp năm 2013 thì Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước. Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Phó Chủ tịch nước giúp Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch nước uỷ nhiệm thay Chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ. Phó Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước. Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

- Trình bày cơ cấu tổ chức của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nêu các hình thức hoạt động của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem lời giải

Câu 6. Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

THÔNG TIN. 

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm:

- 18 Bộ: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Công thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế.

- 04 cơ quan ngang Bộ: Uỷ ban Dân tộc; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ; Văn phòng Chính phủ.

Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kì Quốc hội khoá XV gồm 27 thành viên: Thủ tướng Chính phủ; 4 Phó Thủ tướng Chính phủ; 18 Bộ trưởng các Bộ; 4 Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ gồm: Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tổng Thanh tra Chính phủ; Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

(Trích Nghị quyết số 08/2021/QH15 ngày 23/7/2021 của Quốc hội)

Câu hỏi:

- Cơ cấu tổ chức của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm các cơ quan nào?

- Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào? Em hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện cơ cấu tổ chức của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem lời giải

Câu 7. Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

Hoạt động của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện dưới 3 hình thức:

- Thông qua phiên họp của thành viên Chính phủ. Chính phủ họp thường kì mỗi tháng 1 phiên và chỉ được tiến hành khi có 2/3 thành viên Chính phủ tham dự. Ngoài ra có thể họp bất thường theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc theo yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng số thành viên Chính phủ. Nghị quyết của phiên họp của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành, trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến của Thủ tướng đã biểu quyết. Phiên họp Chính phủ là hình thức hoạt động tập thể duy nhất của Chính phủ, trên cơ sở bàn bạc dân chủ, công khai.

- Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Chính phủ. Với vai trò là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có những quyền hạn: triệu tập, chủ toạ phiên họp Chính phủ; quy định chế độ làm việc của Thủ tướng với các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lãnh đạo công tác của Chính phủ, thành viên của Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; đề nghị hoặc bãi bỏ các Bộ, cơ quan ngang Bộ; trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức cho từ chức đối với Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Trong thời gian Quốc hội không họp thì Thủ tướng Chính phủ có quyền trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; chỉ đạo xây dựng các dự án trình Quốc hội, Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội các văn bản quy phạm thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng thành lập Hội đồng và Uỷ ban thường xuyên hoặc lâm thời khi cần thiết. Trong lĩnh vực pháp chế, Thủ tướng Chính phủ có các quyền: đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.

- Thông qua hoạt động của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực hoặc công tác trong phạm vỉ cả nước. Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang Bộ là thành viên Chính phủ, lãnh đạo công tác của Bộ và cơ quan ngang Bộ, phụ trách một số công tác của Chính phủ, Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và trước Quốc hội về hoạt động quản lí nhà nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công.

Câu hỏi:

- Cho biết, hoạt động của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện thông qua những hình thức nào.

- Trình bày hoạt động của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem lời giải

Luyện tập

Câu 1. Em hãy thảo luận cùng bạn và cho biết ý kiến về các phát biểu sau:

a. Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.

b. Chức năng lập pháp của Quốc hội là hoạt động ban hành luật và tổ chức thi hành pháp luật.

c. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan lãnh đạo của Quốc hội.

d. Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền ban hành Hiến pháp.

đ. Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ.

e. Chính phủ thực hiện chức năng quản lí nhà nước về các ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi cả nước.

g. Chính phủ thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Câu 2. Em hãy đọc các trường hợp sau và nhận xét về ý kiến của nhân vật.

Trường hợp 1.

  Trong giờ học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật của lớp 10A, N và D trao đổi với nhau về chức năng của Quốc hội. N cho rằng Quốc hội được thành lập chủ yếu nhằm thực hiện chức năng ban hành Hiến pháp và luật. Nhưng D không đồng ý vì theo D, Quốc hội còn nhiều chức năng khác cũng không kém phần quan trọng.

Trường hợp 2.

  Ngày 03 - 09 - 2020, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Quyết định số 1368/QĐ-TTg về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Sản xuất, cấp và quản lí Căn cước công dân có gắn chíp điện tử. Sự kiện này nhận được nhiều quan tâm từ người dân. Đa số mọi người đều thực hiện đối từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân có gắn chip. Trong cuộc trao đổi với bạn, anh T cho rằng việc triển khai Căn cước công dân có gắn chíp là xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân, Chính phủ dùng để theo dõi hoạt động của công dân. Do đó, anh T sẽ không thực hiện.

Xem lời giải

Câu 3. Em hãy xác định thầm quyền giải quyết của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1. Con trai duy nhất của bà P đang phải chấp hành án phạt 20 năm tù do hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý. Gần 75 tuổi, bà P muốn làm đơn xin cho con trai được ra tù sớm để chăm sóc mình những năm cuối đời.

Trường hợp 2. Anh T có quốc tịch Hoa Kì nhưng sinh ra ở Việt Nam. Anh muốn về quê hương để đầu tư, kinh doanh và có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam.

Trường hợp 3. Bộ K đã có những đóng góp to lớn trong việc chỉ đạo ngắn chặn, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất.

Trường hợp 4. Thành lập Uỷ ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định của Quốc gia.

Câu 4. Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời cầu hỏi.

Anh A là công dân Việt Nam, hiện đang làm việc tại quốc gia A. Do tình hình bất ổn của quốc gia này, Chính phủ Việt Nam quyết định đưa công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại đây về nước với sự quyết tâm, tinh thần trách nhiệm cao độ. Anh A là một trong những công dân được đưa về nước an toàn, khi được phỏng vấn, anh nói: “Tôi như được sinh ra một lần nữa. Tôi biết ơn Chính phủ rất nhiều. Hình ảnh các nhân viên y tế với vòng tay đón chúng tôi trở về quê mẹ là điều khó quên trong đời tôi”.

- Chức năng nào của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện qua trường hợp trên?

- Em có suy nghĩ như thế nào về hành động của Chính phủ nước ta?

Xem lời giải

Câu 5. Em hãy đóng vai xử lí tình huống sau:

A và B là bạn cùng lớp. Dạo gần đây, trang mạng cá nhân của A thường xuyên nhận được những bài viết với thông tin không chính xác về tình hình dịch bệnh cũng như công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế và các Bộ, ngành địa phương. A kể chuyện này với B. Nghe xong, B bảo:

- Cậu có thể cài đặt chặn tin nhắn. Mà theo mình thì cậu nên thẳng thắn phản hồi. Cậu cứ trả lời là: “Bạn hãy dừng hành động này ngay! Đây là hành vi có thể vi phạm pháp luật đấy!“ Mà mình nhận thấy tình hình dịch bệnh phức tạp. Mình dự định sẽ tham gia các nhóm tình nguyện chống dịch, hỗ trợ người dân. Cậu có tham gia cùng mình không?

Nghe B nói vậy, A liền xua tay từ chối:

- Dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, tớ nghĩ mình nên tích trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men trong nhà. Hãy giúp đỡ mình trước sau rồi mới giúp đỡ người khác...

Câu 6. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1.

  Gần đây, H nhận được một lời mời tham gia các diễn đàn mở. Theo đường dẫn, H thấy trang được lập ra bởi một số đối tượng cực đoan trong và ngoài nước có nội dung chống phá Nhà nước. Không những thế, H còn thấy một số anh chị khá trẻ tham gia các buổi phát trực tiếp của các đối tượng có tư tưởng chống đối Nhà nước, bịa đặt nhiều thông tin để nói xấu chế độ chính trị, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. H lo lắng, suy nghĩ rằng:“Có thể các tài khoản tham gia cảm thấy phấn khích và bị cuốn vào việc tuyên truyền những nội dung chống phá” nên H quyết định phải trình bày ngay với cô giáo chủ nhiệm.

- Những luận điệu xuyên tạc của các đối tượng nhằm mục đích gì?

- Vì sao phải cảnh giác với các thông tin xuyên tạc, chống phá Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Trường hợp 2.

  Qua công tác điều tra trên các trang mạng xã hội, lực lượng Công an Quận H phát hiện tài khoản mang tên NVT thường xuyên cập nhật và đăng tải nhiều thông tin không khách quan, không đúng sự thật về sự phát triển của nước ta. Tiến hành làm việc và kiểm tra với chủ tài khoản, cơ quan điều tra xác định ngoài việc đăng tải, chia sẻ bài viết, hình ảnh không đúng sự thật, chủ tài khoản này còn tham gia bình luận với nội dung xuyên tạc các chủ trương, đường lối, chính sách của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Em có nhận xét gì về hành vi của chủ tài khoản NVT?

- Là học sinh trung học phổ thông, em cần làm gì để đấu tranh với các hành vi chống phá Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Xem lời giải

Vận dụng

Câu 1. Em hãy thiết kế một sản phẩm giới thiệu về Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động.

Gợi ý: Hình thức thiết kế trên infographic, cẩm nang ngắn, tờ gấp,...

Câu 2. Hãy viết một lá thư cho người bạn nước ngoài (khoảng 100 chữ, bằng tiếng Anh) để giới thiệu về Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà em yêu quý.

Gợi ý: tên, năm sinh, quê quán, nhiệm kì, lí do yêu quý,...

Câu 3. Em hãy thảo luận nhóm để lên ý tưởng và trình bày trước lớp một tiểu phẩm ngắn với chủ đề Thực hiện nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng Quốc hội.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập