Giáo án PTNL bài 8: Quang hợp ở thực vật

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 8: Quang hợp ở thực vật. Bài học nằm trong chương trình sinh học 11. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày Soạn:...............

Tiết 7 - Bài 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, hs cần:

- Phát biểu được khái niệm quang hợp

- Nêu rõ vai trò của quang hợp ở cây xanh

- Trình bày cấu tạo của lá thích nghi với chức năng quang hợp

- Liệt kê các sắc tố quang hợp, nơi phân bố trong lá và nêu chức năng chủ yếu các sắc tố quang hợp

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức từ hình vẽ.

3. Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ cây xanh

4. Phát triển năng lực

a/  Năng lực  kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

b/ Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…

- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng

2. Kĩ thuật dạy học

- Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.

III. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Tranh vẽ: Sơ đồ quang hợp của cây xanh (H8.1), cấu trúc của lá (H8.2), cấu trúc của lục lạp (H8.3).

- Phiếu học tập, đặc điểm cấu tạo, chức năng của lá và lục lạp

2. Chuẩn bị của học sinh

- Tìm hiểu trước Bài 8 theo phân công của GV.

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp, KTSS

2. Kiểm tra bài cũ: Thông báo kết quả thực hành

3. Bài mới:

Họat động của giáo viên

Họat động của học sinh

Nội dung

A. KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu:

Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới

 -  Rèn luyện năng lực tư duy phê phán  cho học sinh.

* Phương pháp:  trò chơi, gợi mở.

* Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

Nguồn thức ăn và năng lượng cần để duy trì sự sống trên trái đất bắt nguồn từ đâu?

ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:

Học sinh tập trung chú ý;

Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;

Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,

Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.

ĐVĐ: GV giới thiệu sơ lược chương trình sinh 12.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Mục tiêu:

- Phát biểu được khái niệm quang hợp

- Nêu rõ vai trò của quang hợp ở cây xanh

- Trình bày cấu tạo của lá thích nghi với chức năng quang hợp

- Liệt kê các sắc tố quang hợp, nơi phân bố trong lá và nêu chức năng chủ yếu các sắc tố

* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

*Hoạt động 1

GV: Treo tranh hình 8.1, giới thiệu tổng quát và cho học sinh quan sát

- CH 1: Em hãy cho biết quang hợp là gì?

CH 2:Yêu cầu học sinh viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp

 

*Hoạt động 2

GV: Cho học sinh nghiên cứu mục I.2, kết hợp với kiến thức đã học. Gọi HS nêu vai trò của QH

*Hoạt động 3

GV: Treo tranh H8.2, cho học sinh quan sát H 8.2 và phát phiếu số 1. Phân lớp thành 6 nhóm, phân nhiệm vụ cho mỗi nhóm:

+ Nhóm 1: Xác định cấu tạo và chức năng của bề mặt lá.

+Nhóm 2:  Xác định cấu tạo và chức năng của  phiến lá.

+Nhóm 3:  Xác định cấu tạo và chức năng của lớp biểu bì dưới.

  +Nhóm 4: Cấu tạo và chức năng của hệ gân lá.

 +Nhóm 5:  Xác định cấu tạo và chức năng của lớp tế bào mô giậu

+Nhóm 6:  Xác định cấu tạo và chức năng của lớp tế bào mô khuyết.

-Hướng dẫn các nhóm thảo luận.

- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Gọi các nhóm khác bổ sung

- Nhận xét và rút ra tiểu kết.(thông báo đáp án)

 

*Hoạt động 4

GV: cho học sinh quan sát hình 8.3, phát phiếu số 2.Yêu cầu mỗi học sinh thực hiện bài tập số 2.

- Gọi một số học sinh trả lời câu hỏi: hãy nêu những đặc điểm cấu tạo của lụclạp thích nghi với chức năng quang hợp.

- Gọi học sinh bổ sung.

- Nhận xét rút ra tiểu kết

*Hoạt động 5

GV: Cho học sinh nghiên cứu mục II.3.

CH: Nêu các loại sắc tố của cây, và vai trò của chúng trong quang hợp?

 

 

 

- Quan sát tranh

 

 

HS1 trả lời,

 

HS2 lên bảng viết PTTQ.

 

 

- HS nghiên cứu và trả lời

 

 

 

 

 

- Làm bài tập 1 trong phiếu học tập:

+ Nhóm trưởng điều hành thảo luận.

+ Cử một học sinh ghi lại kiến thức vào giấy Crôki theo mẫu

+Đại diện nhóm trình bày.

+ Thảo luận chung toàn lớp.

+ So sánh và hoàn thiện lại phiếu học tập

- Trả lời

- Bổ sung

 

 

- Mỗi học sinh hoạt động độc lập theo yêu cầu của bài tập 2.

- Trả lời.

 

- Bổ sung

 

 

 

 

 

HS trả lời, các em khác nhận xét bổ sung

 

I. KHÁI QUÁTVỀ QUANG HỢP Ở CÂY XANH.

 

 

1. Khái niệm (SGK)

 

Phương trình tổng quát:

6CO2 + 6H2O   -------->    C6H12O6 + 6O2

 

 

 

2.Vai trò quang hợp của cây xanh (SGK)

 

 

 

II. LÁ LÀ CƠ QUAN QUANG HỢP

 

 

 

1. Hình thái, giải phẩu của lá thích nghi với chức năng quang hợp.

( Mỗi học sinh hoàn thiện kiến thức vào phiếu học tập giống như phần phụ lục phục vụ cho nội dung này).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Lục lạp là bào quan quang hợp.

 

(Mỗi học sinh hoàn thiện kiến thức vào phiếu học tập giống như phần phụ lục phục vụ cho nội dung này).

 

 

 

 

3. Hệ sắc tố quang hợp

- Hệ sắc tố gồm: Diệp lục: diệp lục a và diệp lục b), các sắc tố khác: Carôten và xantôphyl

- Diệp lục: hấp thụ năng lượng ánh sáng chuyển hoá thành năng lượng trong ATP và NADPH.

- Các sắc tố khác (carôtenôit) hấp thụ và truyền năng lượng cho diệp lục a

 

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- Luyện  tập để HS củng cố những gì đã biết.

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Phương pháp dạy học:  Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

37. Ý nào sau đây không đúng với tính chất của chất diệp lục

A. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và cuối của ánh sáng nhìn thấy

B. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác

C. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang

D. Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp

38. Sắc tố nào tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng mặt trời thành ATP, NADPH trong quang hợp?

A. Diệp lục a                                                  B. Diệp lục b

C. Diệp lục a. b                                            D. Diệp lục a, b và carôtenôit.

39. Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?

A. Có cuống lá.                                                  B. Có diện tích bề mặt lớn.

C. Phiến lá mỏng.                                              D. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới.

* 40. Cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp:

A. màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng

B. xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp

C. Chất nềnstrôma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp

D. Cả 3 phương án trên

D. VẬN DỤNG (8’)

Mục tiêu:

- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

                                            PHIẾU HỌC TẬP

Bài tập 1: Nghiên cứu phần II.1 SGK để hoàn thành bảng sau:

 

Hình thái và giải phẩu của lá

Đặc điểm cấu tạo

Chức năng

Bên ngoài

Bề mặt lá

 

 

Phiến lá

 

 

Lớp biểu bì dưới

 

 

Bên trong

Hệ gân lá

 

 

Lớp tế bào ô giậu

 

 

Lớp tế bào khuy t

 

 

 

Bài tập 2: Nghiên cứu phần II.2 SGK để hoàn thành bảng sau:

 

Các bộ phận của lục lạp

Cấu tạo

Chức năng

Các tilacôit (grana)

 

 

 

Chất nền (Strôma)

 

 

 

E. MỞ RỘNG (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Quan sát các loài cây mọc trong vườn nhà (cách sắp xếp lá trên cây, diện tích bề mặt, màu sắc …), dựa trên kiến thức quang hợp, hãy giải thích vì sao có sự khác nhau giữa chúng?

4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)             

PHỤ LỤC PHỤC VỤ BÀI HỌC
1. Đáp án hoàn chỉnh bài tập 1:

Hình thái giải phẩu của lá

Cấu tạo

Chức năng

Bên ngoài

- Bề mặt lá

 

- Phiến lá

 

 

- Lớp biểu bì dưới

- Lớn

 

- Mỏng

 

 

- Có nhiều khí khổng

- Tăng khả năng hấp thụ ánh sáng

- Thuận lợi cho khí khuếch tán vào ra dễ dàng.

- Thuận lợi cho khí co2 khuếch tán vào dễ dàng.

Bên trong

- Hệ gân lá

 

 

 

 

 

- Cutin

 

 

- Lớp tế bào mô giậu

- Lớp tế bào mô khuyết

- Gồm mạch gỗ và mạch rây, xuất phát từ bó mạch ở cuống lá  đi đến tận từng tế bào nhu mô lá

 

 

 

- Chứa các hạt màu lục xếp sít nhau

- Có nhiều khoảng trống

- Vận chuyển nước và muối khoáng đến tận từng tế bào

 

 

 

- Ánh sáng xuyên qua dẽ dàng

 

- Trực tiếp hấp thụ được ánh sáng

- Thuận lợi cho khí khuếch tán vào dễ dàng

 2. Đáp án hoàn chỉnh bài tập 2:

Các bộ phận của lục lạp

Cấu tạo

Chức năng

Các tilacôit (Grana)

Các tilacôit xếp chồng lên nhau như chồng đĩa.

Các tilacoit còn nối với nhau tạo nên hệ thống các tilacoit.

Trên màng tilacoit chứa sắc tố quang hợp

Thực hiện pha sáng trong quang hợp

Chất nền (strôma)

Là chất lỏng giữa màng trong của lục lạp và màng  của tilacoit

Thực hiện pha tối của quang hợp

   



 

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 11, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 11 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 11.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.