Ngày Soạn:...............
Bài 32: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm tập tính của động vật.
- Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh (học được trong đời sống cá thể).
- Nêu các dạng tập tính chủ yếu ở động vật (săn bắt mồi, tự vệ, sinh sản...).
- Phân biệt được một số hình thức học tập ở động vật.
- Trình bày được một số ứng dụng của tập tính vào thực tiễn đời sống.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, khái quát kiến thức.
3. Thái độ: Biết yêu thiên nhiên, yêu động vât, giữ môi trường sống xanh sạch đẹp.
4. Phát triển năng lực
a/ Năng lực kiến thức:
- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
b/ Năng lực sống:
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…
- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…
- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng
2. Kĩ thuật dạy học
- Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Các hình ảnh, video về các tập tính của động vật.
- Các tư liệu liên quan đến ứng dụng tập tính của động vật vào đời sống thực tiễn.
- Số thứ tự để đánh số học sinh trong nhóm.
2. Học sinh
- Các tập tính của động vật:
- Bảng phụ, bút dạ, nam châm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Họat động của giáo viên |
Họat động của học sinh |
Nội dung |
A. KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu: - Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Phương pháp: trò chơi, gợi mở. * Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức |
||
Gv dùng pp thuyết trình vào bài ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động: Học sinh tập trung chú ý; Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra; Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động, Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức. ĐVĐ: GV giới thiệu sơ lược chương trình sinh 12. |
||
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Mục tiêu: - Nêu được khái niệm tập tính của động vật. - Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh (học được trong đời sống cá thể). - Nêu các dạng tập tính chủ yếu ở động vật (săn bắt mồi, tự vệ, sinh sản...). - Phân biệt được một số hình thức học tập ở động vật. - Trình bày được một số ứng dụng của tập tính vào thực tiễn đời sống. * Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình * Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức |
* Hoạt động 1. + Dùng phiếu học tập số 1 (thời gian 10 phút) + Cho 3 HS báo cáo kết quả trên phiếu của mình+ GV bổ sung và đưa ra đáp án: Phiếu học tập số 1 Một số hình thức học tập ở đv
* Hoạt động 2. + GV cho đại diện các nhóm trình bày ý kiến ... Sau đó nhận xét, bổ sung theo đáp án. * Hoạt động 3. + GV gọi 2 Em đọc kết quả của mình. 2 Em bổ sung ý kiến của bạn. GV nêu đáp án và K/luận -> + Nội dung phiếu học tập số 2: Phiếu học tập số 2
|
+ HS nghiên cứu sgk để điền nội dung vào phiếu
+ HS làm bài tập 5 (trang 122-123) để củng cố mục IV
+ HS tự nghiên cứu mục V và sử dụng phiếu học tập số 2 để điền nội dung vào phiếu (3 phút)
|
IV. Một số hình thức học tập ở ĐV: * Các hình thức học tập chủ yếu làm biến đổi tập tính của ĐV là quen nhờn, in vết, điều kiện hoá, học ngầm và học khôn.
V. Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật * Là tập tính kiếm ăn, lảnh thổ, sinh sản, di cư, xã hội VI. ứng dụng những hiểu biết về tập tính của ĐV vào đời sống, sản xuất * Ví dụ: - Dạy chim, thú làm xiếc - Chó nghiệp vụ - Làm bù nhìn đuổi chim - Gọi trâu về chuồng
|
4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)
+ Nhấn mạnh các kiến thức cơ bản cần nhớ
+ Quan sát hình vẽ 32.1
+ Trả lời câu hỏi (1 -> 6 sgk tr126)
+ Đọc mục“ Em có biết.”
Đáp án phiếu học tập số 1
Một số hình thức học tập ở động vật
Kiểu học tập |
Khái niệm |
Ví dụ |
Quen nhờn
|
* Đơn giản, ĐV phớt lờ, Không trả lời |
Khi thấy bóng đen ập xuống, gà con chạy đi nấp. Kế tiếp lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm gà không chạy nữa |
In vết
|
* ĐVnon đi theo“ vết mẹ” ở loài khác, vật khác |
Ngay sau khi mới nở gà, vịt thường đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy
|
Đ/k hoá đáp ứng |
* Hình thành mối liên kết Mới trong TKTƯ dưới tác động của các kích thích đồng thời |
Bật đèn cho chó ăn, nhiều lần chỉ cần bật đèn chó tiết nước bọt
|
Đ/k hoá hành động
|
* Liên kết 1 hành vi của ĐV Với 1 phần thưởng và phạt ð sau đó ĐV chủ động lặp lại |
Khi chạy chuột đạp phải bàn đạp thức ăn rời ra, ngẫu nhiên nhiều lần , Khi đói chuột chủ động ddapj vào bàn đạp để lấy thức ăn |
Học Ngầm
|
* Học không có ý thức. khi Cần kiến thức được tái hiện |
Trong tự nhiên ĐV hoang dã thường thăm dò được con đường để tìm thức ăn nhanh nhất |
Học Khôn |
* Phối hợp kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết tình huống mới |
Tinh Tinh dùng que chọc vào tổ kiến để bắt kiến
|
Đáp án phiếu học tập số 2
Một số tập tính động vật
Loại tập tính |
Ví dụ |
ứng dụng |
Kiếm ăn
|
Hổ, Báo săn mồ, vồ mồi; Nhện giăng lưới bẫy côn trùng |
Nuôi thú săn mồi (chó săn,chim săn mồi, Rái cá săn cá) |
Bảo vệ lãnh thổ
|
Các loài thú rừng thường chiếm vùng lãnh thổ riêng |
Biện pháp bảo vệ và khai thác các loài thú quý hiếm. Nuôi ĐV giữ nhà |
Sinh sản
|
Ve vãn, ấp trứng và đẻ trứng |
Chăn nuôi |
Di cư
|
Các đàn chim Sếu di cư theo mùa |
Săn bắt, bảo vệ chim thú |
Xã hội thứ bậc
|
Các loài thú sống thành bầy đàn và có thứ bậc |
Khai thác, bảo vệ chim thú |
Xã hội vị tha |
Ong thợ lao động để phục vụ cho sự sinh sản của Ong chúa |
Nghề nuôi Ong |