Nội dung chính bài: Ngữ cảnh

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Ngữ cảnh". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 1. 

Bài Làm:


A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.

Ngữ cảnh gồm: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, thực hiện được đề cập đến, văn cảnh 

Vai trò:

  • Đối với người nói người viết: ngữ cảnh là cơ sở để dùng từ, đặt câu và kết hợp từ ngữ 
  •  Đối với người nghe, người đọc: ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội câu văn, hiểu được nội dung ý nghĩa của văn bản, lời nói

B. Nội dung chính cụ thể

1. Khái niệm

  • Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.

2. Các nhân tố của ngữ cảnh

Nhân vật giao tiếp

  • Cùng người nói (người viết) có thể có một hoặc nhiều người tham gia họat động giao tiếp gọi chung là nhân vật giao tiếp.
  • Một người nói - một người nghe là song thoại.
  • Nhiều người nói luân phiên vai nhau là hội thoại.
  • Trong quan hệ của các nhân vật giao tiếp, vị thế của họ chi phối nội dung và hình thức của lời nói, câu văn.

Bối cảnh ngoài ngôn ngữ

  • Bối cảnh giao tiếp rộng (bối cảnh văn hóa) gồm bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội, địa lí, phong tục, thể chế chính trị.
  • Bối cảnh giao tiếp hẹp (bối cảnh tình huống) gồm thời gian, địa điểm, tình huống giao tiếp cụ thể.
  • Hiện thực được nói tới (gồm hiện thực bên ngoài và hiện thực bên trong của các nhân vật giao tiếp) gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động... diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người.

Văn cảnh

  • Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó. Văn cảnh có ở dạng ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói.

3. Vai trò của ngữ cảnh

  • Đối với người nói (người viết) và quá trình sản sinh lời nói:
    • Ngữ cảnh là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung cách thức giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ (từ, ngữ, câu...).
  • Đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội:
    • Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của văn bản. 

4. Ví dụ:

  • VD1: Hoàn cảnh sáng tác chính là ngữ cảnh của các câu thơ trong bài "Vịnh khoa thi Hương"(Tú Xương ): Sự kiện năm Đinh Dậu, thực dân Pháp mở khoa thi chung ở Nam Định. Trong kỳ thi đó có toàn quyền Pháp ở Đông Dương và vợ đến dự.
  • VD2l  trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, sở dĩ tác giả có thể dùng từ cần (trong câu “Tựa gối buông cần lâu chẳng được”) mà không cần viết đầy đủ là cần câu, người đọc vẫn có thể hiểu rõ ràng ý nghĩa của nó là nhờ trong bài thơ, trước từ cần đã có các từ ngữ ao thu, nước, thuyền câu, sóng và sau đó có các từ ngữ cá, đớp động, chân bèo,... Các từ ngữ này và nói chung tất cả các từ ngữ, câu thơ trong bài tạo nên ngữ cảnh cho từ cần; ngữ cảnh đó làm cơ sở cho người viết dùng từ cần, và người đọc hiểu được nó.

 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Ngữ cảnh

Luyện tập

Bài tập 1: Trang 106 sgk ngữ văn 11

Căn cứ vào ngữ cảnh (hoàn cảnh sáng tác), hãy phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu thơ sau: 

Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trông trời hạn trông mưa; mùi tính chiên vấy vá đã ba năm, ghét hói mọi như nhà nông ghét cỏ.

 Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.

(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Xem lời giải

Câu 2: Trang 106 sgk ngữ văn 11 tập 1

Xác định hiện thực được nói đến trong hai câu sau:


Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan vớ nước non

                                                                   (Hồ Xuân Hương- Tự tình) 

Xem lời giải

Câu 3: Trang 106 sgk ngữ văn 11 tập 1

 Vận dụng hiểu biết về ngữ cảnh để lý giải những chi tiết cụ thể hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương Vợ của Tú Xương.

Xem lời giải

Câu 4:Trang 106 sgk ngữ văn 11 tập 1

Đọc những câu thơ sau trong bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Tú Xương và cho biết những yếu tố nào của ngữ cảnh đã chi phôi nội dung của những câu thơ đó

           Nhà nước ba năm mở một khoa

           Trường Nam thi lẫn với trường Hà

            Lọng cắm rợp trời quan sứ đến

           Váy lê quét đất mụ đầm ra.

 

Xem lời giải

Câu 5: Trang 106 sgk ngữ văn 11 tập 1

 Trên đường đi, hai người không quen biết gặp nhau một người hỏi: “Thưa bác, bác có đồng hồ không ạ?”. Trong ngữ cảnh đó, câu hỏi cần được hiểu như thế nào? nhằm mục đích gì? 

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 11 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 11 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.