Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2.
Bài Làm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức vè, diễn ca...
- Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
- Các phương pháp thuyết minh thường dùng:
- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
- Phương pháp liệt kê.
- Phương pháp nêu ví dụ.
- Phương pháp dùng số liệu.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân loại, phân tích.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Tìm hiểu sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
- Văn bản thuyết minh sẽ cung cấp cho người đọc, người nghe những kiến thức cụ thể về đặc điểm, tính chất, tác dụng, thành phần,… của những hiện tượng và sự vật trong tự nhiên cũng như trong xã hội bằng cách giải thích, giới thiệu hay trình bày. Với thuyết minh, người ta thể hiện văn chương qua phương cách trình bày giới thiệu hoặc giải thích cho người nghe hiểu rõ.
- Người viết văn bản thuyết minh cũng cần ghi điểm, truyền cảm hứng cho đối phương, tạo nên sự hấp dẫn riêng của văn bản bằng cách vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức vè, diễn ca...
- Sử dụng kết hợp các biện pháp tu từ:
- Với mục đích giúp văn bản thuyết minh được sinh động, cụ thể và hấp dẫn hơn, ta có thể thêm một số biện pháp tu từ trong văn bản, điển hình như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, so sánh…. Các biện pháp này khi được kết hợp sẽ giúp khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng thuyết minh.
- Để có một văn bản thuyết minh mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu cũng như thuyết phục, bạn cần nắm rõ các phương pháp thuyết minh để ứng dụng một cách tốt nhất.
- Phương pháp liệt kê: liệt kê các măt, hoặc các phần, các tính chất hay các phương diện… của đối tượng theo một trình tự nhất định. Điều này giúp cung cấp cho người đọc có được cái nhìn toàn cảnh về đối tượng một cách khách quan nhất.
- Phương pháp so sánh: giúp so sánh đối tượng hay các khía cạnh của đối tượng… đối với những cái gần gũi và cụ thể đề giúp cho người đọc có thể tiếp cận vấn đề một cách dễ hiệu và nhanh chóng.
- Phương pháp nêu ví dụ: Đây là phương pháp giúp đưa ra những ví dụ thực tiễn và sinh động, một cách chính xác và cụ thể, đồng thời cũng có tác dụng thuyết phục cao, làm cho người đọc tin cậy.
- Phương pháp nêu số liệu: Phương pháp nêu con số (số liệu) có tác dụng giúp làm cụ thể và sáng tỏ vấn đề đồng thời có sức thuyết phục nhất về đặc điểm cũng như vai trò nào đó của đối tượng.
- Phương pháp giải thích, nêu định nghĩa: Phương pháp này sử dụng kiểu câu trần thuật với từ “là” nhằm giải thích, định nghĩa hay giới thiệu sự vật, hiện hượng, vấn đề nào đó.
- Phương pháp phân tích hay phân loại : Phương pháp này bản chất chính là việc phân loại hay chia ra từng phần theo những đặc điểm của đối tượng thuyết minh. Phương pháp phân loại hay phân tích này có ưu điểm là mang tính khách quan, lại đầy đủ và dễ hiểu với đối tượng người đọc.