Nội dung chính bài Cố hương

Câu 3: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Cố hương "

Bài Làm:


A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Lỗ Tấn (1881 1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, quê ở Chiết Giang. Lỗ Tấn là nhà văn chiến đấu. Ông cống hiến cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Phong cách tác giả: Coi văn chương như một vũ khí chiến đấu, đưa nhân dân thoát khỏi tình trạng “ngu muội”
  • Tác phẩm: Trích trong tập truyện ngắn " Gào thét" năm 1923.

2. Phân tích tác phẩm

Hình ảnh những con người lao động:

a. Nhân vật Nhuận Thổ:

* Nhuận Thổ thời quá khứ:

  • Gắn với cảnh tượng thần tiên kì dị.

-> Kí ức đẹp, tươi sáng, dấu hiệu cho một cuộc sống thanh bình hạnh phúc ở làng quê

  • Hình dáng: Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật.
  • Trang phục: đầu đội mũ lông chiên, cổ đeo vòng bạc sáng loáng.
  • Tính tình: Bẽn lẽn
  • Biết nhiều chuyện lạ lùng

-> Nhuận thổ khôi ngô, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, hồn nhiên và hiểu biết, gần gũi và giàu tình cảm.

* Nhuận Thổ thời hiện tại:

  • Nước da vàng xạm, vết nhăn sâu hoắm, mi mắt viền đỏ, húp mọng.
  • Người co ro, cúm rúm
  • Hai bàn tay nứt nẻ...
  • Mũ lông chiên rách, áo bông mỏng
  • Dáng điệu: cung kính: “Bẩm ông…”

Bằng cách kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ: Nghèo khổ, vất vả, tội nghiệp -> Tình cảnh sa sút, suy nhược của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX mà cố hương là hình ảnh thu nhỏ của xã hội- Trung Quốc thời đó.

b. Nhân vật “Tôi”:

+) Tôi trong ngày về quê:

  • Cảnh sắc cố hương ngày về tạo nỗi buồn man mác, gắn tâm trạng của kẻ biết mình phải li hương. Khung cảnh cắt nghĩa tâm trạng, báo hiệu những thay đổi đáng buồn của quê cũ.

+) Tôi trong ngày ở quê:

  • Hồi ức về người bạn Nhuận Thổ – tình bạn trong sáng và không phân biệt ranh giới giai cấp giữa hai đứa trẻ - Nhuận Thổ là hiện thân sức sống mạnh mẽ của người dân quê.
  • Cảm xúc khi gặp lại tạo cảm nhận bi đát về thực tại. Sự thay đổi từ hình dạng đến tâm tính của người bạn cũ.
  • Tình cảm đan xen giữa quá khứ và thực tại tạo nên ám ảnh nặng nề. Những con người sống mòn mỏi bởi thói đố kị, bần tiện và nhu nhược, thiếu sức sống là do chính sách cai trị hà khắc và cuộc sống khó khăn.

+) Tôi trong ngày xa quê:

  • Không còn chút vương vấn quê cũ
  • Niềm hi vọng nhen nhóm từ tình bạn giữa Thủy Sinh – con Nhuận Thổ và cháu Hoàng khơi dậy niềm tin tưởng vào tương lai.

c. Nhân vật chị Hai Dương:

  • Trước đây gọi là nàng Tây Thi đậu phụ:Cách gọi bộc lộ tình cảm thân thiện với người phụ nữ láng giềng từng là một người đẹp người ,đẹp nết.
  • Hai mươi năm sau:
    • Một người đàn bà trên dưới năm mươi tuổi, lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính, hai tay chống nạnh, chân đứng chạng ra giống hệt cái com pa "Ai chà! Anh bây giờ làm quan rồi,..Hừ! chẳng cái gì giấu được chúng tôi đâu!
    • Miệng lẩm bẩm, tiện tay giật luôn đôi bít tất tay của mẹ tôi giắt vào lưng quần, cút thẳng.

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Nhân vật " tôi":

  • Là nhân vật trung tâm, đồng thời là người kể chuyện. Đó là hình tượng nhân vật nhạy cảm, hiểu biết, sâu sắc và tỉnh táo, là hóa thân của tác giả tuy không đồng nhất với tác giả.

Trên đường về quê: Bộc lộ tâm trạng buồn se sắt, chua xót, hụt hẫng, thương cảm. Cảm xúc chủ đạo của nhân vật “tôi” là niềm mong mỏi và nỗi buồn phảng phất khi nhận ra những nét đổi thay theo hướng tiêu điều của quê hương. Nhân vật Tôi cảm thấy ngạc nhiên, không tin là làng mình, mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa. Qua đó thể hiện tâm trạng hụt hẫng, thất vọng vì làng xóm tiêu điều, xơ xác

Tâm trạng những ngày ở quê gặp lại người bạn tuổi thơ Nhuận Thổ. Nhân vật tôi hết sức hụt hẫng bởi người bạn nhìn ông và chào có vẻ khúm núm “Bẩm ông!”, Nhuận Thổ đã khiến cho nhân vật tôi đau đớn có, xót xa có và bây giờ là một khoảng cách vô định, vô hình nào đó. Không còn là người bạn như trong suy nghĩ của ông nữa, Nhuận Thổ giờ đây đã trưởng thành chĩnh chạc và không còn thân thiết với ông nữa.

Tâm trạng lúc rời xa quê: là sự đan xen cả nỗi buồn thấm thìa, chua xót  vì quê hương quá bi đát, thê lương và niềm mong mỏi sự đổi thay cho các thế hệ tương lai (qua hình ảnh cháu Hoàng và hồi ức về Nhuận Thổ hồi nhỏ).

Khi rời quê hương, nhân vật tôi mong ước:

  • “…con cháu được sống…không bao giờ phải cách bức nhau, thân thiết, không phải chạy vạy vất vả,…không phải khốn khổ đần độn…không tàn nhẫn…sống 1 cuộc đời mới mà tôi chưa từng được sống”.
  • Mong ước cho thế hệ mai sau, con cháu được sống 1 cuộc đời mới: Cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, không phân biệt giàu nghèo, đẳng cấp.

Hình ảnh con đường trong câu: “Kì thực trên mặt đất làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.” là một câu nói hàm chứa nhiều ý nghĩa. Hình ảnh con đường mang hai tầng ý nghĩa. Đó vừa là con đường cho chúng ta đi lại hàng ngày bị mòn do bước chân ta. Đó cũng vừa là con đường tự do, con đường của sự hi vọng về một tương lai tươi sáng. Con đường ấy không phải ai mà chính chúng ta phải khai phá và vượt qua nó. Ta phải nổ lực, cố gắng mới hi vọng vào một con đường vững bước và tương lai tốt đẹp.

2. Nhân vật Nhuận Thổ.

Hình ảnh người bạn thời thơ ấu lại hiện ra trước mắt  đó chính là Nhuận Thổ, suốt mấy chục năn trôi qua nhưng tình bạn ấy, hình ảnh ấy vẫn đẹp đẽ và trong sáng biết bao nhiêu. Đó là hình ảnh hai người bạn dễ tâm đầu ý hợp sống hồn nhiên vô tư thời ấy với nhiều những trò chơi. Hồi nhỏ Nhuận Thổ là một cậu bé có nước da ngăm đen, tay cầm đinh ba đang rình con tra để bảo vệ ruộng lúa ,ruộng dưa vẫn còn in đậm trong trái tim của nhân vật tôi.  Lúc này tôi bồn chồn và lo lắng trông ngóng người bạn của mình, người bạn đã từng kề vai sát cánh một thời đó là Nhuận Thổ . Khi Nhuận Thổ xuất hiện thì nhân vật tôi hết sức hụt hẫng bởi người bạn nhìn ông và chào có vẻ khúm núm “Bẩm ông!”, Nhuận Thổ đã khiến cho nhân vật tôi đau đớn có, xót xa có và bây giờ là một khoảng cách vô định, vô hình nào đó.Nhân vật muốn tâm sự ,muốn nói với Nhuận  Thổ bao điều nhưng mà cổ họng ông lại nghẹn đắng lại chỉ biết đứng im lặng nhìn bạn mình.

3. Nhân vật chị Hai Dương

Cuộc gặp gỡ với thím Hai Dương dường như đã phá tan kí ức của cậu bé Tấn hai mươi năm trước, kéo anh trở về thực tại của một “ông chủ” đang chuẩn bị bán nhà. Nàng Tây Thi đậu phụ lẳng lơ bây giờ đã thành một mụ nạ dòng lắm điều. Một đoạn đối thoại với đầy những lời lẽ dung tục tính toán khôn vặt đã cho thấy thái độ xa lạ hằn học của những kẻ ganh ghét gia đình tôi. Cái hố ngăn cách đầy thành kiến như đang được khoét rộng ra cùng những lời chì chiết của mụ đàn bà lắm lời tham lam bần tiện. Ngạc nhiên không kịp phản ứng là phải, bởi tôi giờ đây dưới mắt người đàn bà ấy chỉ là hiện thân của bọn nhà giàu lắm của. Đáng buồn là sau thái độ rỉa rói bới móc ấy lại là thái độ cầu cạnh, lợi dụng bòn của. Người đàn bà ấy như làm tăng mối ác cảm và xót xa cho chốn làng quê nghèo cực khiến con người như trở nên bần tiện hơn.

3. Tổng kết

  • Nội dung:
    • Tâm trạng của nhân vật “Tôi” trước sự đổi thay của quê hương và những con người ở đây,
    • Phê phán xã hội và lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề đường đi của người dân và toàn xã hội Trung Quốc, thức tỉnh họ.
  • Nghệ thuật:
    • Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
    • Xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
    • Kết hợp giữa kể với tả, biểu cảm và lập luận làm cho câu chuyện được kể sinh động, giàu cảm xúc và sâu sắc.
  • Ý nghĩa: Cố hương là nhận thực về một thực tại và là mong ước đầy trách nhiệm của lỗ Tấn về một đất nước Truing Quốc đẹp đẽ trong tương lai.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Cố hương

Câu 1: Trang 218 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1
Tìm bố cục của truyện (Căn cứ vào trình tự thời gian chuyến về thăm quê của nhân vật “tôi”).

Xem lời giải

Câu 2: Trang 218 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1
Trong truyện, có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao?

Xem lời giải

Câu 3: Trang 218 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1
Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ? Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi nào khác của những con người và cảnh vật ở cố hương? Tác giả đã biểu hiện tình cảm, thái độ như thế nào và đặt ra vấn đề gì qua sự miêu tả đó?

Xem lời giải

Câu 4: Trang 218 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1
Đọc kĩ ba đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

  • Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức miêu tả và thông qua đó, tác giả muốn biểu hiện điều gì?
  • Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức tự sự? Ngoài tự sự, tác giả còn sử dụng những yếu tố của những phương thức biểu đạt nào khác? Nêu hiệu quả của sự kết hợp đó trong việc thể hiện tính cách nhân vật
  • Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức nghị luận và thông qua đó, tác giả muốn nói lên điều gì?

Xem lời giải

LUYỆN TẬP

Câu 2: Trang 219 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1
Tìm những từ ngữ thích hợp trong tác phẩm điền theo bảng mẫu.

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nhận xét về nghệ thuật của truyện Cố hương

Xem lời giải

Câu 2: Cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật “tôi” khi trên đựờng về quê và lúc rời quê ra đi có gì giống và khác nhau?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 9 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 9 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.

BÀI 1

BÀI 2

BÀI 3

BÀI 4

BÀI 5

BÀI 6

BÀI 7

BÀI 8

BÀI 9

BÀI 10

BÀI 11

BÀI 12

BÀI 13

BÀI 14

BÀI 15

BÀI 16

BÀI 17

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.