Nội dung chính bài Sống chết mặc bay

Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Sống chết mặc bay"

Bài Làm:


A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả:  Phạm Duy Tốn (1883-1924): quê quán: làng Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Là một trong những nhà văn mở đường cho nền văn xuôi quốc ngữ hiện đại Việt Nam. Mặc dù còn chịu ít nhiều ảnh hưởng của xu hướng đạo đức truyền thống nhưng những truyện ngắn của Phạm Duy Tốn đã thiên về phản ánh hiện thực xã hội thối nát thời bấy giờ.
  • Tác phẩm: 
    • Xuất xứ: Được viết tháng 7/1918, đăng báo Nam Phong số 18 ( tháng 12-1918). Là tác phẩm thành công nhất của tác giả.
    • Thể loại truyện ngắn
  • Tóm tắt tác phẩm:
    • Trong một đêm mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to, khúc đê làng X có nguy cơ sẽ vỡ. Hàng trăm hàng nghìn người dân ra sức chống chọi với sức nước. Thế mà tại ngôi đình trên một khúc đê gần đó, quan phụ mẫu vẫn ung dung cùng các quan đánh bài.  Có người báo đê vỡ, ngài vẫn thản nhiên quát mắng. Cuối cùng, khi quan ù ván bài thật to, cũng là lúc "khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn

2. Phân tích văn bản 

a. Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.

Cảnh đê vỡ:

  • Mở đầu gợi lên một cảnh tượng rất đáng sợ: đêm tối mưa to, nước sông dâng cao, nguy cơ vỡ đê sắp xảy ra.
  • Thế đê: hai ba đoạn nước đã ngấm qua và rỉ chảy đi nơi khác

=> Tên sông nói cụ thể, tên làng, tên phủ ghi X -> dụng ý nói câu chuyện này không chỉ xảy ra ở một nơi mà có thể là phổ biến ở nhiều nơi.

-> Tác giả tạo ra một tình huống truyện gay cấn, mang tính chất thắt nút truyện.

Cảnh dân phu hộ đê : 

  • Không khí căng thẳng, nhốn nháo, lộn xộn.
  • Công vịêc: nặng nhọc, nguy cấp
  • Con người: nhếch nhác, mệt mỏi, dốc hết sức lực, khả năng.

=> Tác giả muốn tô đậm sự bất lực, thảm hại của sức người trước sức trời, sự yếu kém của sức đê trước sức nước.

=> Người dân vất vả, cố gắng hết sức mình để bảo vệ đê, họ đang trong hoàn cảnh hết sức thảm hại, cuộc sống đang bị đe doạ nghiêm trọng.

=> Nghệ thuật: tả thực, liệt kê, ĐT, TT dồn dập, từ láy gợi tả, hình ảnh so sánh, nghệ thuật tương phản tăng cấp.

=> Trước sức mạnh của thiên nhiên thì nguy cơ vỡ đê khó tránh khỏi, con người rơi vào tình trạng vô vọng.

b. Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm khi đi hộ đê

Sự đối lập tương phản giữa cảnh mưa gió bão lớn bên ngoài và cảnh quan phụ mẫu ung dung đánh tổ tôm:

  • Một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả. Bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ.
  • Viên quan đi hộ đê thì ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ.
  • Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, "tình cảnh thảm sầu" không sao kể xiết.

=> Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Sự tương phản giữa cảnh tượng trong đình và ngoài đê, qua đó làm nổi bật sự hưởng lạc, vô trách nhiệm của tên quan phụ mẫu trước tình cảnh khốn khổ của nhân dân

c. Cảnh đê vỡ nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu

  • Nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết
  • Kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn

⇒ Tình cảnh thảm sầu, đau thương

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.

  • Thời gian: 1 giờ đêm khuya khoắt, bình thường mọi người đã ngủ say. vậy mà dân phu đang hộ đê trong 1 khoảng thời gian dài. Trời mưa to không ngớt, nước sông dâng nhanh, sức nước mạnh, có nguy cơ làm đê vỡ ->  tăng thêm sự căng thẳng mệt mỏi cao độ của mọi người.
  • Ngay phần mở đầu của tác phẩm, tác giả đã tập trung miêu tả một cảnh tượng hết sức cẩn trương và căng thẳng. Đó là hình ảnh của những người nông dân nhỏ bé đang cố gắng hết sức mình để giữ lấy đê ngăn không cho nước đập vỡ trong một buổi đêm trời mưa to gió lớn. Hàng nghìn những người nông dân chân lấm tay bùn không kể là ai đều phải cùng nhau chống lũ với những phương tiện hết sức thô sơ “ người vác cuốc, người vác tre, kẻ bì bõm ướt như chuột lột cùng nhau gắng sức chống lại thiên tai, lũ lụt”, âm thanh: trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau, bì bõm...:
    • Phép tương phản: sức trời ngày một dữ dội >< sức người ngày một mệt mỏi, vô vọng ; thế đê càng yếu >< thế nước càng mạnh
    • Phép tăng cấp: Trống đánh liên thanh. Ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau -> Âm thanh mỗi lúc một tăng ; Mức độ : Mưa mỗi lúc một to, nước sông cứ cuồn cuộn bốc lên.=> người đọc có cảm tưởng nhưđược trực tiếp nghe thấy, nhìn thấy và như đang sống giữa một cuộc đắp đê chống bão lũ có thật.

=> Ngôn ngữ miêu tả rất tập trung , kết hợp với những hình ảnh so sánh, phép tương phản và tăng cấp g người đọc như trực tiếp nghe thấy, nhìn thấy và đang sống giữa một cuộc đắp đê chống bão lũ có thật. Một cảnh tượng thật là : nhốn nháo, căng thẳng, vất vả, cơ cực, khốn khổ kèm với tiếng trống, tiếng tù và, tiếng người gọi nhau xao xác càng gợi sự cấp bách, khẩn trương, sự sôi động, lộn xộn sợ hãi và bất lực, sự nguy hiểm của thiên tai đang từng lúc đe doạ con người. Hàng trăm nghìn con người vẫn là quá nhỏ bé trước sức mạnh của thiên nhiên

2. Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm khi đi hộ đê

Hình ảnh viên quan phủ được hầu hạ:

  • Dưới sông, nước cứ cuồn cuộn dâng lên, sức người chông lại với sức nước thế mà trong đình đèn thắp sáng trưng, quan phụ mẫu ngồi chễm chệ, uy nghi trên sạp, tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra để cho một tên người nhà quỳ dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lông, chốc chốc sẽ phẩy, tên nữa đứng khoanh tay, chực hầu điếu đóm (châm thuốc)
  • Chưa hết, bên cạnh ngoài, mé tay trái, bát yến đường phèn để trong khay khảm, khói bay nghi ngút… Chung quanh sạp, có đủ các mặt thầy đề, thầy đội, thầy thông nhì, ông chánh tổng sổ tại. Tất cả đang tụ họp lại để chơi bài tổ tôm. Cảnh tượng trên khiến cho người đọc xót xa vừa căm giận.

Hình ảnh quan phủ chơi tổ tôm

  • Thành phần tham dự : Thầy đề, thầy đội nhất, thầy thông nhỡ, chỏnh tổng sở tại cựng hầu bài quan huyện
  • Không khí : Lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười, khi nói vui vẻ.
  • Thái độ của quan phụ mẫu :  "Ngài đang dở ván bài ...ngài cũng thây kệ", "Mặc ! dân chăng thời dân", "Một nước bài cao...thời thật là phàm"

=> Thái độ của tác giả:

  • Mỉa mai, phê phán
  • Lờn ỏn tầng lớp quan lại
  • Đồng cảm xót thương trước tình cảnh nhân dân.

Hình ảnh quan phủ khi nghe tin đê vỡ:

  • Hành động của quan phụ mẫu : mặc kệ, quát tháo, đổ trách nhiệm cho cấp dưới, cho dân, đe dọa cách cổ, bỏ tù.
  • Thái độ của quan lại :
    • Thầy đề, quan lại và mọi người trong đình : giật nảy mình, run cầm cập, lo sợ.
    • Quan phụ mẫu : điềm nhiên, dửng dưng, vui sướng tột độ khi ù ván bài to.

3. Cảnh đê vỡ nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu

  • Nước tràn lênh láng...xoáy...
  • Nhà cửa trôi, lúa ngập.
  • Kẻ sống không chỗ ở, chết không nơi chôn...bơ vơ, thảm sầu.

-> Kết hợp ngôn ngữ miêu  tả, biểu cảm, câu văn cuối dài, nhịp biền ngẫu đối xứng hài hoà,

=> Bức tranh hiện thực sinh động, dân chúng rơi vào cảnh khốn cùng.

  • Quan phụ mẫu tàn nhẫn, vô lương tâm.
  • Tác giả tố tố cỏo bọn quan lại có quyền lực thờ ơ vô trách nhiệm với tính mạng con người; đau xót, cảm thương với nhân dân.

=> Tình cảm nhân đạo của nhà văn.  

4. Tổng kết

  • Nghệ thuật:
    • Xây dựng tình huống tương phản, tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, rất sinh động.
    • Lựa chọn ngụi kể khách quan.
    • Lựa chọn ngôn ngữ kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật sinh động.
  • Nội dung:
    • Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của ndân với c/sống của bọn quan lại mà kẻ đang đứng đầu ở đây là tên quan phủ “lòng lang dạ thú” => Giá trị hiện thực.
  • Ý nghĩa:
    • Phê phán, tố cáo thói vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu - đại diện cho nhà cầm quyến thời Pháp thuộc; đồng cảm, xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên => giá trị nhân đạo.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn 7 tập 2 bài Sống chết mặc bay

Câu 1: Trang 81 sgk ngữ văn 7 tập 2

Sống chết mặc bay có thể chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 81 sgk ngữ văn 7 tập 2

Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.

Dựa vào định nghĩa trên em hãy:

a. Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay.

b. Phân tích làm rõ từng mặt tương phản đó.

c. Chỉ ra hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi hộ đê được tác giả khắc hoạ như thê nào?

d. Nêu lên dụng ý của tác giả trong việc dựng lên cảnh tương phán này.

Xem lời giải

Câu 3: Trang 82 sgk ngữ văn 7 tập 2

Trong nghệ thuật văn chương còn có phép tăng cấp (lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước), qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói. Trong Sống chết mặc bay, tác giả đã kết hợp khéo léo phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét tính cách của nhân vật.

Em hãy phân tích, chứng minh ý kiến trên bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

a. Sự tăng cấp trong việc mmieeu tả mức độ của trời mưa, của đôh nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh hộ đê vất vả, căng thẳng của người dân là thế nào?

b. Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ dam mê bài bạc của quan phủ như thế nào?

c. Hãy nhận xét về tác dụng của việc kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất “ lòng lang dạ thú” của tên quan phú trước sinh mạng của người dân.

Xem lời giải

Câu 4: Trang 82 sgk ngữ văn 7 tập 2

Hãy pháp biểu chung về giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật (ngôn ngữ, hình tượng,...) của truyện Sống chết mặc bay.

Xem lời giải

LUYỆN TẬP

Câu 1: Trang 83 sgk ngữ văn 7 tập 2

Những hình thức ngôn ngữ đã được vận dụng trong truyện Sống chết mặc bay là gì? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng cách đánh dấu theo bảng thống kê sau đây:

Xem lời giải

Câu 2*: Trang 83 sgk ngữ văn 7 tập 2

Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật đó như thế nào? Hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật.

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật quan phụ mẫu trong truyện ngắn Sống chết mặc bay

Xem lời giải

Câu 2:  Phát biểu cảm nghĩ của em về tình cảnh người nông dân trong truyện ngắn Sống chết mặc bay

Xem lời giải

Câu 3: Nội dung và nghệ thuật của truyện Sống chết mặc bay

Xem lời giải

Câu 4:   Đóng vai viên quan phụ mẫu, kể lại văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 2, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 2 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.