Soạn văn bài: Thao tác lập luận phân tích

Lập luận phân tích là chia nhỏ đối tượng ra thành từng phần, rồi xem xét kĩ từng phần đó cả về mặt hình thức và nội dung, về các mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng. ConKec sẽ tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi của bài. Mời các bạn cùng tham khảo

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

  • Mục đích của phân tích đề là làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng (sự vật, hiện tượng).
  • Lập luận phân tích là chia nhỏ đối tượng ra thành từng phần, rồi xem xét kĩ từng phần đó cả về mặt hình thức và nội dung, về các mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng. Cuối cùng là khái quát toàn bộ để đưa ra được kết luận về bản chất của đối tượng đó một cách xác thực.
  • Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt  lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất.
  • Yêu cầu của một lập luận phân tích: 
    • Xác định vấn đề cần phân tích.
    • Chia vấn đề thành những phần, khía cạnh nhỏ.
    • Khái quát tổng hợp.

Bài tập & Lời giải

Câu 1 (Trang 28 – SGK) Trong các đoạn trích dưới đây, người viết đã phân tích đối tượng từ những mối quan hệ nào?
a. Nỗi riêng riêng những bàn hoàn trong lòng Thúy Kiều đêm nay là vậy. Nàng chỉ có thức với ngọn đèn cho đến khi dầu khô trong đĩa mà dòng lệ vẫn không dứt đầm khăn: Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn, bởi nàng  chỉ có xót đau rồi đau xót chứ chưa tìm được phương kế nào. Bàn hoàn mang ý quanh quẩn, quẩn quanh, lại thêm những (bàn hoàn) nên càng thêm rối rắm. Âm điệu câu thơ lại xoáy sâu vào trong lòng cô độc, vào chỗ sâu kín nhất, chỉ mình biết mình hay (nỗi riêng, riêng những), càng tăng cái giày vò của tâm trạng, đang hoàn toàn bế tắc.

(Lê Trí Viễn, Đến với thơ hay)

b. Còn rất nhiều câu có thể tiêu biểu cho lối xúc cảm riêng của Xuân Diệu. Tôi chỉ dẫn một thí dụ này nữa. Trong bản dịch Tỳ bà hành của Phan Huy Vịnh có hai câu:

Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt
Một vừng trăng trong vắt lòng sông

Tả cảnh chung quanh thuyền sau khi người Tỳ bà phụ vừa đánh đàn xong. Một cái cảnh lặng lẽ, lạnh lùng ẩn một mối buồn âm thầm, kín đáo. Thế Lữ có lẽ đã nhớ đến hai câu ấy khi viết:

Tiếng diều sáo nao nao trong vắt,
Trời quang mây xanh ngắt màu lơ.

Mặc dầu hai chữ" nao nao" có đưa vào trong câu thơ một chút rung động, ta vẫn chưa xa gì cái không khí bình yên trên bến Tầm Dương. Với Xuân Diệu cả tình lẫn cảnh trở nên xôn xao vô cùng. Người kỹ nữ của Xuân Diệu cũng bơ vơ như người tỳ bà phụ nhưng nàng không lặng lẽ buồn ta thấy nàng run lên vì đau khổ:

Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo;
Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da.

(Hoài Thanh – Hoài Chân)

Xem lời giải

Bài 2 (Trang 28 – SGK) Phân tích vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Thao tác lập luận phân tích". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 1. 

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 11 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 11 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.