Ý nghĩa của mạng xã hội Twitter

Twitter là một trong những mạng xã hội lớn nhất thế giới, tuy nhiên đó là câu chuyện của thế giới, còn tại Việt Nam, chú chim xanh (biểu tượng của Twitter) không thực sự phổ biến. Một phần do người dùng Việt Nam chưa thật sự hiểu được ý nghĩa của mạng xã hội Twitter. Bởi vì các tính năng của nó có vẻ quá hạn chế. Qua bài viết này, tôi hi vọng sẽ giải thích được một cách rõ ràng hơn về những ý nghĩa mà Twitter mang lại.

 

 

1. Twitter có thể xem là trang tin RSS rất nhanh.

Nếu như Facebook là mạng xã hội cập nhật các thông tin đời sống, thông tin từ bạn bè bốn phương nhanh và sống động nhất, thì Twitter lại theo hướng như một trang tin RSS thu gọn. Twitter cũng xác định rất rõ hướng đi của mình trong tương lai: trở thành mạng xã hội của thông tin - khác hoàn toàn so với hướng mạng xã hội kết nối mọi người như Facebook. Theo những gì mình thấy thì các trang tin lớn thường sẽ cập nhật lên Twitter trước, nhanh nhất, sau đó mới đến Facebook - tất nhiên là cũng tuỳ trang, nhưng thông thường là sẽ đưa lên Twitter đầu tiên. 

Có nhiều lý do để các trang tin lớn cập nhật lên Twitter trước: đầu tiên là giới hạn 140 từ, giúp mọi người cập nhật tin tức một cách vô cùng nhanh chóng và ngắn gọn. Tiếp theo là giao diện Timeline của Twitter đơn giản và dễ theo dõi theo dạng thông tin hơn Facebook rất nhiều, ví dụ như Facebook thường sẽ hiển thị tin tức của rất nhiều bên liên quan, nào là quảng cáo, video từ bạn bè, live video. 

Đặc biệt, khi có một sự kiện công nghệ hay đang có thông tin nóng hổi nào, Twitter sẽ hiển thị tối ưu hơn Facebook, giúp người đọc biết được toàn bộ những thông tin liên quan, không phải sao nhãng bởi các tin không quan trọng khác. À! Với bạn nào yêu công nghệ và muốn cập nhật các thông tin công nghệ đầy đủ và mới nhất, thay vì tốn thời gian vào từng trang công nghệ để đọc, các bạn có thể dùng Twitter, theo dõi (follow) các trang đó rồi có thể xem lướt qua toàn bộ tin của chục trang chỉ với vài phút vỏn vẹn. 

2. Cách thức hoạt động: 

Cách thức hoạt động  của mạng xã hội Facebook là cơ chế kết nối hai chiều. Có nghĩa là một người kết bạn với bạn thì cần phải có sự xác nhận của bạn. Còn cách thức hoạt động  của mạng xã hội Twitter thì lại khác hoàn toàn là cơ chế một chiều. Một người theo (follow) bạn thì không cần phải chờ sự xác nhận từ bạn.

Sau khi một người follow bạn thì họ sẽ nhận được các thông tin mà bạn tweet trên đó, tweet cũng giống như hình thức cập nhật trạng thái của Facebook. Nhưng nếu bạn không follow lại người đó thì bạn sẽ không thấy những cập nhật của họ. Hay nói cách khác là bạn muốn nhìn thấy được những cập nhật từ ai đó, bạn phải follow người đó.

Điểm mạnh của Twitter là số người follow bạn không giới hạn, còn số lượng người kết nối bạn bè trong Facebook thì giới hạn với con số 5000. Do đó, Twitter thường được ưa thích sử dụng bởi các doanh nghiệp, thương hiệu, hay những ngôi sao nổi tiếng nhằm cập nhật những thông tin về mình cho những người quan tâm. Vì vậy, những diễn viên, ca sĩ, ngôi sao bóng đá… trên thế giới thường sử dụng mạng xã hội này.

3. Cách cập nhật trạng thái:

Twitter đưa ra con số giới hạn 140 kí tự  xuất phát từ khi thành lập với tên gọi “Twitter” từ tháng 3/2006. Thời điểm đó, kết nối di động tốc độ cao còn tương đối mắc và chưa phủ rộng, các phần cứng để tận dụng kết nối còn chưa xuất hiện (chiếc iPhone đầu tiên được công bố vào năm 2007). Do các giới hạn đó, Twitter được lập trình để người dùng di động vẫn có thể sử dụng được bằng cách cho phép gửi nhận tweet bằng SMS.

Một tin nhắn SMS có chiều dài tối đa 160 kí tự, SMS sẽ bị cắt ra thành nhiều tin nhắn nhỏ nếu độ dài của nó vượt ngưỡng đó. Twitter dành 20 kí tự cho các thông tin như tên người sử dụng và 140 kí tự còn lại cho nội dung tweet. Bằng cách áp dụng giới hạn đó, Twitter đảm bảo nội dung 1 tweet sẽ nằm gọn trong 1 SMS. việc cập nhật một status với số lượng ký tự ít ỏi này cũng tạo nên một thói quen cho người dùng. Nhất là đối với thời buổi bận rộn hiện nay.

Twitter còn có cơ chế retweet, tức là tweet lại thông tin từ người khác đã tweet. Đây cũng chính là một trong những điểm mạnh của Twitter, thông tin lan truyền một cách nhanh chóng.

4.Theo dõi các ngôi sao nổi tiếng.

Bạn nào hâm mộ các ngôi sao âm nhạc, bóng đá, bóng rổ hay diễn viên ở Châu Âu hay Mỹ thì nên follow trang Twitter cá nhân của họ. Không chỉ được theo dõi lịch ra mắt các album, hay chuyện hậu trường, mà còn là những thông tin thú vị liên quan đến cuộc sống cá nhân của họ. Tất nhiên ở mảng này thì Twitter chưa thể bằng Instagram, tuy nhiên nó vẫn đầy đủ trong việc truyền tải một số thông tin không ảnh - ví dụ như Ronaldo chọc ai đó, hay nói một câu cảm thán nào đó cho vui cũng đủ làm fan hâm mộ nóng cả lên.

5. Thông tin không bị loãng.

Facebook có rất nhiều tính năng, nào là nhóm, game, video, live video, những điều này giúp hấp dẫn và gắn chặt nhiều người sử dụng hơn, nhưng nó lại có một mặt trái: đó là làm sao nhãng những nội dung cần được chú trọng. Twitter thì đơn giản hơn rất nhiều lần, nó chỉ là trang mạng của thông tin, chỉ có chữ và hình ảnh hoặc đôi lúc là video ngắn được chia sẻ. Tất cả rất thuần tuý, giúp chúng ta biết tập trung vào những gì, biết mình đang đọc những gì. Như mình đã nói ở trên, với Twitter bạn chỉ tốn vài phút là đã có thể lướt qua những thông tin cần thiết nhất của một loạt trang báo.

Twitter sẽ rất hữu dụng nếu như bạn nắm bắt và sử dụng tốt các điểm mạnh của nó. Chỉ khi mình nắm hết được ý nghĩa của một Twitter  thì bạn mới có thể làm chủ được Twitter của mình. Chúc các bạn có những trải nghiệm thú vị.

Xem thêm các bài Sử dụng Twitter, hay khác: