Phần luyện tập
Câu 1:
Các câu b, c là những câu rút gọn thành phần chủ ngữ. Hai câu này khuyết thành phần chủ ngữ, không chỉ một cá nhân cụ thể. Một câu nêu nguyên tắc ứng xử của con người, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung trong nông nghiệp nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.
Câu 2:
a. Các câu rút gọn chủ ngữ là:
- Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
- Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Có thể khôi phục chủ ngữ như sau:
- (Tôi) bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
- (Tôi) dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
b. Các câu rút gọn chủ ngữ
- Đồn rằng quan tướng có danh,
- Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.
- Ban khen rằng: "Ấy mới tài",
- Ban cho cái áo với hai đồng tiền.
- Đánh giặc thì chạy trước tiên,
- Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)
- Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!
Có thể khôi phục chủ ngữ như sau:
- Họ/người ta đồn răng quan tướng có danh
- Ông ta/Quan tướng cưỡi ngựa chẳng phải vịn ai.
- Vua ban khen rằng: “ấy mới tài”,
- Và ban cho cái áo với hai đồng tiền,
- Ông ta/Quan tướng đánh giặc thì chạy trước tiên
- Ông ta/Quan tướng xông vào trận tiền cởi khố giặc ra.
- Ông ta/Quan tướng trở về gọi mẹ mổ gà khao quân
Trong thơ, ca dao thường có nhiều câu rút gọn vì:
- Các câu thơ thường tuân theo niêm luật, số chữ quy định của từng thể loại thơ và vần điệu thơ. Vì vậy việc rút gọn khiến câu thơ súc tích, ngắn gọn.
- Đặc biệt trong thơ ca trung đại, các tác giả thường giấu đi cái tôi cá nhân một cách khiêm tốn.
Câu 3:
- Cậu bé và người khách hiểu lầm nhau bởi vì cậu bé trả lời người khách đã dùng ba câu rút gọn khiến người khách hiểu sai ý nghĩa
- Bài học: khuyên răn chúng ta cần cẩn thận khi dùng câu rút gọn, tránh gây hiểu lầm nghiêm trọng.
Câu 4:
Trong câu chuyện trên, chi tiết gây cười là những câu trả lời của anh chàng tham ăn. Vì phàm ăn nên anh đã trả lời vắn tắt “Đây, Mỗi, Tiệt”. Các câu rút gọn đến mức khó hiểu và thô lỗ.