C-D. Hoạt động luyện tập và vận dụng
1. Đọc văn bản sau và cho biết vấn đề được giải thích và phương pháp giải thích trong văn bản ( LÒNG NHÂN ĐẠO)
…………..
4. Viết một cặp câu trong đó mỗi câu trình bày một ý riêng, sau đó hãy gộp thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ mà thay đổi nghĩa chính của chúng
Bài Làm:
1. Vấn đề giải thích : lòng nhân đạo
Phương pháp giải thích:
- Nêu định nghĩa: Lòng nhân đạo tức là lòng thương người
- Nêu các biểu hiện của lòng thương người: ông lão hành khất, đứa trẻ nhặt từng mẩu bánh, mọi người xót thương
- Lập luận đối chiếu bằng cách đưa ra câu nói của Thánh Găngđi : " Chinh phục được mọi người . lòng nhân đạo đến cùng và tột độ vậy"
2. Tìm cụm C-V
a. Trạng ngữ: Đợi đến lúc…
Cụm C- V: người ta/gặt mang về => làm định ngữ trong câu
b. khuôn mặt/ đầy đặn => Cụm C-V là vị ngữ
c. Cụm CN1 – VN1: cô gái Vòng/đỗ gánh, giở từng lớp sen=> làm định ngữ
Cụm CN2 – VN2: Chúng ta/ thấy hiện ra từng lá cốm => làm bổ ngữ
d. Cụm CN1-VN1: một bàn tay /đạp vào vai => làm chủ ngữ
Cụm CN2-VN2: hắn/giật mình => làm bổ ngữ
e. Cụm CN1-VN1: Khí hậu nước ta/ ấm áp => làm chủ ngữ
Cụm CN2-VN2: (2) ta quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa => cụm C-V làm bổ ngữ trong cụm động từ với động từ trung tâm là “cho phép”
g. Cụm CN1-VN1: các thi sĩ/ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, => làm định ngữ cho danh từ
Cụm CN2-VN2: người/ lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh=> cụm C-V làm bổ ngữ cho động từ
h. Có hai cụm C-V
Những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần
Những thức quý của đất mình thay dần…
=> Hai cụm C-V đều là bổ ngữ cho động từ “thấy”
3. Câu đã gộp lại
a. Chúng em học giỏi nên cha mẹ và thầy cô rất vui lòng
b. Chính vì Tiếng Việt rất giàu thanh điệu nên lời nói của người Viêt Nam ta du dương, trầm bổng như một bản nhạc
c. Từ cách mạng tháng Tám thành công, tiếng Việt có một bước phát triển mới, một số phận mới
4. VD: Em ôn luyện rất chăm chỉ. Kì thi vừa qua em đã đạt thành tích rất cao.
=>Chuyển: Vì em ôn tập rất chăm chỉ nên kì thi vừa qua em đã đạt thành tích rất cao.