B. Hoat động hình thành kiến thức.
1. Văn bản nghị luận
a. Trong chương trình Ngữ văn 6 và học kì I lớp 7, em đã học nhiều bài thuộc thể truyện, kí ( loại hình tự sự); thơ trữ tình, tùy bút( loại hình trữ tình) và nghị luận.
………………..
2. Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
3. Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích.
Bài Làm:
1. Văn bản nghị luận
a. Kẻ bảng
- Truyện: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện
- Kí: Nhân vật, người kể chuyện
- Thơ trữ tình: Nhân vật, vần, nhịp
- Tùy bút: Nhân vật, người kể chuyện
- Nghị luận: Luận điểm, luận cứ
b. Sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự trữ tình là:
- Văn nghị luận chủ yếu là dùng những lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu chân thực và cách lập luân rõ ràng, lành mạch để thuyết phục người đọc.
- Văn tự sự chủ yếu là kể chuyện theo một cốt truyện, nhân vật. Ở thơ tự sự còn có thêm vần thêm nhịp.
- Văn thơ chữ tình chủ yếu thể hiện cảm xúc, bọc lộ tâm tư của người viết.
c. Những câu tục ngữ đã học có được coi là văn bản nghị luận đặc biệt. Bởi vì những câu tục ngữ cũng có đầy đủ về ý nghĩa, dẫn chứng và luận điểm, chúng đều bàn luận về vấn đề xã hội, chính trị,....khiên chúng ta bàn luận suy ngẫm, đưa ra bài học ý nghĩa giống một văn bản nghị luận.
2. Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
a. Các cụm danh từ là: những tình cảm ta không, những tình cảm ta sẵn có.
b.
Phụ ngữ trước |
Trung tâm |
Phụ ngữ sau |
Những |
tình cảm |
ta không có |
Những |
tình cảm |
ta sẵn có |
c.
Câu: Chị Ba đến // khiến tôi /rất vui và vững tâm
- Vai trò của cụm CN1-VN1 “chị Ba đến” là làm chủ ngữ
- Vai trò của cụm CN2-VN2 “tôi rất vui và vững tâm” à làm bổ ngữ
Câu: Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta// tinh thần rất hăng hái
Vai trò cụm CN1-VN1 “ nhân dân ta// tinh thần rất hăng hái” là làm vị ngữ
Câu: Chúng ta// có thể nói rằng trời/ sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời /sinh cốm nằm ủ trong lá sen
- Vai trò của các cụm CN1-VN1 “trời sinh ra lá sen..” và CN2-VN2 “trời sinh cốm nằm ủ..” là làm phụ ngữ cho cụm động từ
Câu: Nói cho đúng thì phẩm giá của tiếng Việt// chỉ mới thật sự được xác định và đảm bảo từ ngày Cách Mạng tháng Tám /thành công
Vai trò của CN1-VN1 “Cách Mạng tháng Tám /thành công” là làm phụ ngữ cho cụm danh từ
3. Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích.
a.
(1) Bài văn giải thích về: lòng khiêm tốn.
Tác giả giải thích bằng cách chỉ ra các mặt lợi, nguyên nhân hậu quả của lòng khiêm tốn.
(2) Những câu văn định nghĩa có trong bài văn:
- Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính …. đốì đãi với sự vật.
- Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa.
- Con người khiêm tốn …. giao tiếp với mọi người.
- Khiêm tôn là tính nhã nhặn, …. không nguôi học hỏi.
- Con người khiêm tốn ….đối với cuộc đời.
=> Việc tác giả dùng nhiều câu định nghĩa trong bài văn cũng là một cách giải thích của tác giả.
(3) Cách liệt kê các biếu hiện của khiêm tốn, cách đối lập giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn là cách giải thích
(4) Việc chỉ ra cái lợi, cái hại của không khiêm tốn …. cũng là nội dung của giải thích bởi lẽ:
- Người ta giải thích bằng cách nêu định nghĩa, kề ra các biểu hiện, so sánh, đôi chiếu... của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.
- Bài văn giải thích phải mạch lạc, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những điều không ai hiếu để giải thích những điều người ta chưa hiểu.
- Muốn làm bài văn giải thích tốt, phải học nhiều, vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp
b. Mục đích của giải thích là làm cho con người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạp lí, phẩm chất, quan hệ,... cần được giải thích nhầm nâng cao nhận thức , trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
Người ta thường giải thích bằng các cách: Nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, Chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo,... của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.