B. Hoạt động thực hành
1. Đóng vai xử lí tình huống
Tính huống 1: Trên đường đi học về, Tuần và Hùng thấy nước tràn ra đường. Các bạn đó lại gần thì thấy đường ống bị vỡ.
Tuấn chạy đến rửa chân và reo lên: Nước mát quá! Sướng thật!
Hùng: Phải gọi ngay người đến sửa! Không thì phí nước lắm
Tuấn: Đây là nước của nhà máy, có ai phải trả tiền đâu mà tiếc.
Theo em, Tuấn và Hùng nên làm gì?
Tình huống 2: Hà giúp mẹ vo gạo và rửa rau. Vo gạo xong, em dịnh đổ nước đi. Thấy vậy, mẹ Hà vội ngăn lại:
Con ơi, lấy nước đó để rửa rau đã.
Hà: Nhưng nước bẩn rồi mẹ ơi
Mẹ: Không sao, con cứ rửa rau bằng nước đó rồi còn rửa lại nữa mà!
Rửa rau xong, Hà định đổ nước đi. Mẹ lại vội nói:
Đừng đổ đi, nước đó còn để dùng vào việc khác con ạ.
Theo em, nước đó còn có thể dùng vào những việc gì khác?
Tình huống 3: Mải nói chuyện, bác Hoa hàng xom để nước máy chảy tràn lan ra khỏi chậu. Thấy vậy, Linh nói: Sao bác lại để nước tràn ra thế ạ?
Bác Hoa: Cháu không phải lo, nước này bác trả tiền cơ mà
Nếu ở đó, em sẽ nói với bác Hoa như thế nào?
Bài Làm:
Tình huống 1: Theo em, Tuấn và Hùng nên gọi điện cho thợ sửa ống nước để đến sửa kịp thời tránh lãng phí nước tràn ra ngoài. Trong lúc chờ, nếu chỗ bị vỡ không quá lớn thì hai bạn có thể nhờ người lớn, hoặc chính hai bạn có thể tìm cách bịt kín chỗ vỡ ống nước đợi thợ sửa đến xử lí.
Tình huống 2: Theo em, nước đó còn có thể dùng vào nhiều việc như để rửa chân tay, để tráng bát đũa bẩn, lau chùi xong nồi bẩn. Hoặc cũng có thể dùng nước đó để tưới cây, tưới rau…
Tình huống 3: Nếu ở đó, em sẽ nói với bác Hoa là mặc dù nước bác bỏ tiền ra mua nhưng cũng nên tiết kiệm bác ạ. Nước ngọt càng ngày càng khan hiếm, nếu ai cũng dùng hoang phí thì chẳng bao lâu nữa, nước chẳng đủ cung cấp cho con người sử dụng. Hơn nữa, việc xả nước tràn như vậy sẽ khiến cho tiền nước của bác nhiều hơn mà có thể khiến người khác không có nước dùng bác ạ.