A. Hoạt động cơ bản
1. Quan sát tranh trả lời câu hỏi:
a. Những người trong tranh đang làm gì?
b. Đoán xem bạn nhỏ có quan hệ như thế nào với người ốm?
Xem lời giải
2-3-4. Đọc, giải nghĩa và luyện đọc
5. Thảo luận để trả lời các câu hỏi:
(1) Bốn câu thơ sau cho em biết những điều gì?
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
Em chọn ba ý đúng để trả lời:
- Mẹ ốm, phải nằm nghỉ không làm được việc gì nữa.
- Nhiều người chăm sóc mẹ.
- Hằng ngày, mẹ vẫn thích ăn trầu, đọc Truyện Kiều và làm việc đồng áng.
- Lá trầu, Truyện Kiều, ruộng vườn như đều buồn vì mẹ ốm.
(2) Sự quan tâm, chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thế hiện qua những câu thơ nào? (Đọc khổ thơ thứ ba).
Xem lời giải
6. Nối từng ô ở cột A với ô nêu nội dung thích hợp ở cột B
Xem lời giải
8. Nghe thầy cô kể chuyện Sự tích hồ Ba Bể
9. Tìm hiểu " Thế nào là kể chuyện":
Dựa vào câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể, thảo luận và trả lời câu hỏi:
(1) Câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể có những nhân vật nào?
(2) Cần sắp xếp các sự việc sau theo thứ tự nào cho đúng trình tự của câu chuyện?
a. Cảnh lũ lụt dữ dội trong đêm lễ hội
b. Bà cụ ăn xin dặn dò lúc chia tay.
c. Giải thích nguồn gốc hồ Ba Bể và gò Bà Góa
d. Hoàn cảnh đáng thương của bà cụ ăn xin
e. Hai mẹ con bà góa giúp đỡ bà cụ ăn xin.
g. Mẹ con bà góa thoát nạn và cứu mọi người.
(3) Câu chuyện nhằm nói lên điều gì?
(4) Thế nào là kể chuyện?
Xem lời giải
B. Hoạt động thực hành
1. Kể chuyện sự tích hồ Ba Bể
Mồi bức tranh sau minh họa cho một sự việc của câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể. Dựa vào tranh và trả lời câu hỏi dưới tranh, mỗi bạn kể lại một đoạn câu chuyện.
Xem lời giải
2. Kể lại toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể
Xem lời giải
C. Hoạt động ứng dụng
Em sẽ làm gì khi người thân bị ốm?