c) Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :
(1) Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng nhảy chân sáo :
- U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ ? Có mua được gạo hay không ? Sao u lại về không thế ?
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
(2) Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…
Bầm ơi có rét không bầm
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bần lại thương con mấy lần
(Tố Hữu, Bầm ơi)
(3) Con nhớ mế! Lửa sông Hồng soi tóc bạc
Năm con đau mế thức một mùa dài.
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.
(Chế Lan Viên)
- Chỉ ra từ ngữ xưng hô trong các đoạn trích trên và cho biết từ nào là từ ngữ toàn dân, từ nào là từ ngữ địa phương?
- Việc sử dụng từ xưng hô địa phương trong các đoạn trích trên có tác dụng gì?
Bài Làm:
- Các từ ngữ xưng hô trong những đoạn trích trên: mẹ, thằng, u, ta, bầm, con, mế.
+ Từ ngữ toàn dân: mẹ, thằng, ta, con
+ Từ ngữ địa phương: u, bầm, mế
- Việc sử dụng từ ngữ địa phương trong các đoạn trích trên mang đến cho mỗi đoạn trích một sắc thái, đặc trưng riêng, một màu sắc riêng cho nhân vật người mẹ, rất độc đáo và thú vị.