A. Hoạt động khởi động
Trình bày những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi.
Xem lời giải
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản Nước Đại Việt ta
2. Tìm hiểu văn bản
a) Hai câu ““Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” cho thấy cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì?
Xem lời giải
b) So với bài Sông núi nước Nam, ở văn bản này Nguyễn Trãi đã kế thừa và phát triển những căn cứ nào để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc?
Xem lời giải
c) Phân tích ý nghĩa và hình thức biểu đạt của hai câu: “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập - Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương”.
Xem lời giải
d) Trong 6 câu cuối của đoạn trích, tác giả đã đưa ra những “chứng cớ còn ghi” trong sử sách. Em có nhận xét gì về những “chứng cớ” này?
Xem lời giải
e) Những nhận xét sau nói về giá trị nghệ thuật của đoạn trích “Nước Đại Việt ta”. Khoanh tròn vào Đ (đúng) hoặc S (sai) với mỗi trường hợp:
Nhận xét | Đúng (Đ) | Sai (S) |
(1) Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng giàu sức thuyết phục. | Đ | S |
(2) Câu văn dài ngắn, biến hóa linh hoạt, giàu nhịp điệu. | Đ | S |
(3) Các phép tu từ ẩn dụ, nhân hóa được sử dụng rất hiệu quả. | Đ | S |
(4) Nghệ thuật đối được sử dụng rất tài tình, đầy dụng ý. | Đ | S |
Xem lời giải
g) Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp hài hòa lí lẽ và dẫn chứng. Qua đoạn trích Nước Đại Việt ta hãy chứng minh điều đó.
Xem lời giải
3. Tìm hiểu về hành động nói (tiếp theo)
a) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý (1). Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy (2). Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm (3). Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày (4). Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến (5).
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
(1) Xác định kiểu câu và mục đích nói của mỗi câu trong đoạn trích.
(2) Có phải mỗi kiểu câu lúc nào cũng tương ứng với một mục đích nói không? Vì sao?
Xem lời giải
b) Nối câu ở cột A với hành động nói phù hợp ở cột B.
A | B |
(1) Sao con lại để quần áo lôi thôi, luộm thuộm thế này? | a) Bộc lộ cảm xúc |
(2) Anh có thể chỉ cho tôi đường đến chợ huyện không? | b) Hỏi |
(3) Ngày mai thời tiết thế nào nhỉ? | c) Dự đoán |
(4) Chúng tôi sẽ phải đi rất nhanh mới có thể kịp giờ lên tàu. | d) Cầu khiến |
(5) Anh ta sẽ giữ đúng lời hứa đấy! | e) Trình bày |
g) Hứa hẹn |
Xem lời giải
C. Hoạt động luyện tập
1. Khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ.
Xem lời giải
2. Chỉ ra các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu đó thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?
Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:
- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa […]. Hay bây giờ em nghĩ thế này… Song anh cho phép em mới dám nói…
Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phán bảo:
- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:
- Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh., phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:
- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
Tôi về, không một chút bận tâm.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Xem lời giải
3. Mỗi mục đích nói có thể được thực hiện bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Cho ví dụ cụ thể theo mẫu:
Mục đích nói | Cách thực hiện | |
Gián tiếp | Trực tiếp | |
Chào | Ông đi làm về ạ? | Cháu chào ông ạ! |
Bộc lộ cảm xúc |
|
|
Cầu khiến |
|
|
Hứa hẹn |
|
|
Xem lời giải
4. Luyện tập về luận điểm
a) Luận điểm là gì ? Khoanh tròn chữ cái trước phương án đúng.
A – Là vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.
B – Là một phần của vấn đề được giải quyết trong bài văn nghị luận.
C – Là những tư tưởng, quan điểm mà người viết (nói) đưa ra trong bài văn nghị luận.
D – Là tư tưởng, quan điểm chính được trích dẫn trong bài văn nghị luận.
b) Những nhận xét sau nêu lên yêu cầu của luận điểm. Khoanh tròn vào ô D (đúng) hoặc S (sai) với mỗi nhận xét sau :
Nhận xét | Đúng (Đ) | Sai (S) |
(1) Luận điểm cần chính xác, rõ ràng. | Đ | S |
(2) Luận điểm phải phù hợp hoặc làm sáng tỏ được vấn đề cần nghị luận. | Đ | S |
(3) Giữa các luận điểm phải vừa có sự liên kết, vừa có sự phân biệt để tránh trùng lặp. | Đ | S |
(4) Luận điểm chính được dùng làm luận điểm xuất phát của bài viết nên cần phải nêu đầu tiên. | Đ | S |
(5) Các luận điểm cần sắp xếp theo một trình tự hợp lí. | Đ | S |
Xem lời giải
c) Đoạn văn sau đây nêu luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" hay " Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc"? Hãy giải thích sự lựa chọn của em.
Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: "Gió thanh hay hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho đất nước, từ xưa chưa có bao giờ...". Nguyễn Trãi không phài là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lồng lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rất xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chúng ta đã rửa "mối hận nghìn năm" của Nguyễn Trãi!
(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc)
Xem lời giải
d) Nếu phải viết một bài tập làm văn giải thích vì sao con người cần phải sống có trách nhiệm, em sẽ lựa chọn những luận điểm nào dưới đây :
- Giải thích thế nào là sống có trách nhiệm.
- Những biểu hiện của lối sống có trách nhiệm.
- Là học sinh, cần nêu cao những trách nhiệm gì ?
- Vì sao cần phải sống có trách nhiệm ?
- Con người hiện nay đã sống có trách nhiệm hay chưa ?
- Tác dụng/ lợi ích của lối sống có trách nhiệm.
- Sống có trách nhiệm với gia đình là thế nào ?
Hãy sắp xếp những luận điểm đã lựa chọn theo một trình tự hợp lí (có thể bổ sung thêm nếu cần). Giải thích về sự sắp xếp, bổ sung đó.
Xem lời giải
D. Hoạt động vận dụng
1) So sánh với bài Sông núi nước Nam (đã học lớp 7), em hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.
Xem lời giải
2) Hãy lựa chọn và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cho các cách hỏi đường dưới đây. Lí giải sự sắp xếp, lựa chọn đó.
a) Bác ơi, có cái bưu điện nào ở gần đây không ạ?
b) Bác làm ơn chỉ giúp cháu đường đến bưu điện ở đâu ạ.
c) Bác ơi, bác cho cháu hỏi thăm có bưu điện nào gần khu vực này không ạ?
d) Đường đến bưu điện đi lối nào hả bác?
e) Bưu điện ở chỗ nào bác ơi?
g) Bác ơi, bác chỉ giúp cháu đường đến bưu điện với ạ!
Xem lời giải
3. Giả sử em là tổ trưởng và trong tổ em tháng này có bạn An tiến bộ về nhiều mặt rất đáng được tuyên dương trước lớp. Em cần khẳng định điều đó với giáo viên chủ nhiệm. Em sẽ lựa chọn những luận điểm nào để trình bày ý kiến của mình.
Xem lời giải
E. Hoạt động mở rộng
Lựa chọn một văn bản nghị luận đã học hoặc đã đọc và tìm hiểu về việc trình bày luận điểm trong văn bản đó.