b) Cho tình huống:
A là một học sinh lười biếng. Kết thúc học kì I, giáo viên chủ nhiệm của bạn ấy hẹn riêng phụ huynh để thông báo tình hình và bàn biện pháp động viên, giúp đỡ A. Nhận biết được khuyết điểm của mình, A đã cố gắng và kết quả học tập học lì II của bạn ấy làm cho cô giáo rất vui.
Em hãy tạo lập một cuộc hội thoại khoảng 3 – 5 câu trong đó có sử dụng câu nghi vấn với mục đích không phải để hỏi giữa một trong những cặp nhân vật sau (khi biết kết quả học tập kì II của A đã tiến bố hơn học kì I rất nhiều):
- A và mẹ của A;
- A và cô giáo chủ nhiệm;
- Mẹ của A và cô giáo chủ nhiệm.
Bài Làm:
- A và cô giáo chủ nhiệm:
Cô giáo: - A ơi, cô có một tin vui này muốn báo với em này.
A: - Em chào cô! Là tin gì vậy cô?
Cô giáo : - Kết quả học kì II của em đã tăng 5 bậc so với học kì I rồi đấy.
A : Ôi ! Thật không thưa cô? Em mừng quá ! Em phải báo ngay cho mẹ em mới được. Em cám ơn cô ạ. ( Câu nghi vấn ở đây được sử dụng với mục đích bộc lộ cảm xúc bất ngờ, vui mừng).