b) Tâm trạng của nhà thơ thể hiện như thế nào trong 4 câu thơ cuối? Theo em, tiếng chim tu hú trong bài thơ có ý nghĩa gì?
Bài Làm:
Trong 4 câu thơ cuối bài, nhà thơ – nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc bức bối, ngột ngạt, khao khát cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh ngục tù tăm tối để trở về cuộc sống tự do. Trái ngược với khung cảnh khoáng đạt, tươi vui, tự do bên ngoài song sắt nhà tù là không gian chật hẹp, tù túng, ngột ngạt với 4 bức tường. Tác giả sử dụng các từ ngữ mạnh như: đạp tan, ngột, chết, uất cùng những từ cảm thán như: ôi, thôi, làm sao,… để thể hiện khát vọng muốn đập tan mọi thứ để thoát khỏi cảnh tù đày.
Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ là biểu tượng cho tiếng gọi tha thiết của tự do. Tuy nhiên, tâm trạng của nhà thơ mỗi lần nghe âm thanh tiếng chim tu hú có nét khác biệt. Nếu như ở phần đầu bài thơ, tiếng chim tu hú cất lên gợi nhớ một bức tranh thiên nhiên mùa hạ rộng lớn, rực rỡ, rộn rã sức sống khiến cho tâm trạng người tù phấn chấn, náo nức thì ở cuối bài thơ, tiếng tu hú kêu ở câu kết làm cho người tù cam thây bức bối, đau khổ vì phái bị giam cầm.