d) Nhận xét về nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng trong các lớp kịch này.
Bài Làm:
Nguyễn Huy Tưởng đã thành công trong việc xây dựng tinh huống, tổ chức đối thoại, biểu hiện tâm lí và tính cách nhân vật trong lớp kịch này.
- Thể hiện xung đột kịch: Xung đột cơ bản của vở kịch đến hồi bốn đã bộc lộ gay gắt trong sự đốì đầu của Ngọc với Thái, Cửu, trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa bị đàn áp và Ngọc cùng đồng bọn đang truy lùng những người cách mạng. Đồng thời xung đột kịch cũng diễn ra trong nội tâm nhân vật Thơm, thúc đẩy diễn biến tâm trạng nhân vật dể di tới bước ngoặt quan trọng.
- Về xây dựng tinh huống kịch: Tinh huống gay cấn, bất ngơ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển.
- Về tổ chức dối thoại: Tác giả dà tổ chức được các đối thoại với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau, phù hợp với lừng giai đoạn của hành động kịch (đối thoại giữa Thái, Cửu với Thơm ở lớp II có nhịp điệu căng thẳng, gấp gáp, giọng lo lắng, hồi hộp). Đối thoại dã bộc lộ nội tâm và tính cách nhân vật (đặc biệt ở lớp III).
- Về biểu hiện tâm lí và tính cách nhân vật: Tâm lí nhân vật diễn ra khá phức tạp, chân thật (nhân vật Thơm), tính cách nhân vật dược thể hiện khá rõ nét và thống nhất trong lời nói, hành động (nhân vật Ngọc).