Từ bảng trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học cổ gì giống nhau và khác nhau.

(4) Từ bảng trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học cổ gì giống nhau và khác nhau.

- Hãy kể tên các thể loại văn học đã học, ghi lên bảng.

- Mỗi thể loại ấy đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

- Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch có khi nào sử dụng yếu tố nghị luận không? Cho ví dụ và cho biết yếu tố nghị luận đó có đặc điểm gì?

Bài Làm:

 - Thơ, truyện dài kì, kí, tiểu thuyết chương hồi, truyện ngắn, ca dao, dân ca, câu đố, phóng sự, kịch, …

- Mỗi thể loại riêng có một phương thức biểu đạt nhất định, phù hợp với đặc điểm.

Ví dụ :

  • Truyện ngắn : Phương thức biểu đạt là tự sự ( kể lại các sự việc)…
  • Thơ : Phương thức chủ yếu là biểu cảm.

Tuy nhiên, trong các thể loại ấy, có thể kết hợp các phương thức biểu đạt khác nhau để tăng hiệu quả.

- Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch đôi khi cũng có sử dụng các yếu tố nghị luận, chẳng hạn như bài thơ:                                     

QUÁN HÀNG PHÙ THUỶ
Một phù thuỷ
Mở quán hàng nho nhỏ
Mời vào đây
Ai muốn mua gì cũng có!
Tôi là khách đầu tiên
Từ bên trong
Phù thuỷ ló ra nhìn:
Anh muốn gì ?
Tôi muốn mua tình yêu,
Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn…
Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
Còn quả chín, anh phải trồng, không bán!
(K. Badjadjo Pradip - Thái Bá Tân dịch)

Yếu tố nghị luận làm cho thơ thêm phần sâu sắc, giàu tính triết lí, gợi cho người đọc suy tư...

 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn 9 VNEN bài 32: Bắc Sơn

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.