A. Hoạt động khởi động
1. Em hiểu “hành trang” là gì?
Xem lời giải
2. Theo em, học sinh lớp 9 cần chuẩn bị những hành trang gì để bước vào trường trung học phổ thông ?
Xem lời giải
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới"
2. Tìm hiểu văn bản
a) Hãy chỉ ra hệ thống luận điểm và trình tự lập luận của tác giả ?
Xem lời giải
b) Trong bài viết, tác giả cho rằng: "Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất". Điều đó đúng không, vì sao?
Xem lời giải
c) Chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam được tác giả nêu và phân tích trong bài viết. Những điểm mạnh có ý nghĩa gì trong hành trang của con người Việt Nam và những điểm yếu gây cản trở gì cho chúng ta khi bước vào thế kỉ mới?
Xem lời giải
d) Tác giả có thái độ như thế nào đối với con người và dân tộc mình trước yêu cầu của thời đại?
Xem lời giải
3. Tìm hiểu về các thành phần biệt lập (tiếp theo)
a) Đọc các câu sau đây (trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân) và trả lời câu hỏi.
(1) – Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
(2) – Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
- Trong các từ ngữ in trên, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp?
- Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không?
- Trong những từ ngữ in đậm trên, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra?
Xem lời giải
b) Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi.
(1) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
(2) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
(Nam Cao, Lão Hạc)
- Nếu được lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao?
- Ở câu (1) các từ in đậm dược thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?
- Trong câu (2), cụm chủ vị in đậm chú thích điều gì?
Xem lời giải
c) Hoàn chỉnh bảng sau bằng cách điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong ngoặc đơn để thấy được công dụng của thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú:
(1) Thành phần gọi đáp được dùng để (…) giao tiếp.
(2) Thành phần phụ chú được dùng để (…) cho nội dung chính của câu.
Xem lời giải
4. Tìm hiểu nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi
a) Văn bản trên bàn về vấn đề gì?
Xem lời giải
b) Văn bản có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ của chúng với nhau.
Xem lời giải
c) Đánh dấu các câu mang luận điểm chính trong bài. Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa?
Xem lời giải
d) Văn bản đã sử dụng phép lập luận nào là chính? Cách lập luận có thuyết phục hay không?
Xem lời giải
e) Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào?
Xem lời giải
C. Hoạt động luyện tập
1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
Em hãy nêu những dẫn chứng trong thực tế đời sống để làm rõ một số điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam mà tác giả đã chỉ ra trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
Xem lời giải
2. Luyện tập về các thành phần biệt lập (tiếp theo)
a) Tìm thành phần gọi - đáp trong đoạn trích sau đây và cho biết từ nào được dùng để gọi, từ nào được dùng để đáp. Quan hệ giữa người gọi với người đáp là quan hệ gì ( trên – dưới hay ngang hàng, thân hay sơ)?
Xem lời giải
b) Tìm thành phần phụ chú trong các trường hợp sau và cho biết chúng bổ sung điều gì. Thành phần phụ chú trong mỗi câu liên quan đến những từ ngữ nào trước đó?
Xem lời giải
3. Luyện tập nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.
THỜI GIAN LÀ VÀNG
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá trị mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hoá đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(Phương Liên)
a) Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào?
b) Văn bản nghị luận vấn đề gì? Chỉ ra luận điểm chính của văn bản.
c) Phép lập luận chủ yếu trong bài này là gì? Cách lập luận trong bài có sức thuyết phục như thế nào?
Xem lời giải
4. Viết bài tập làm văn số 5 – Nghị luận xã hội
Đề 1: Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu thương con người trong xã hội hiện nay.
Xem lời giải
D. Hoạt động vận dụng
1. Viết một đoạn văn khoảng 10 – 12 câu trình bày suy nghĩ của em về những đặc điểm trong tính cách con người Việt Nam trước yêu cầu mới của thời đại, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.
2. Em tự nhận thấy bản thân có những điểm mạnh, điểm yếu nào? Em sẽ khắc phục những điểm yếu đó như thế nào?
(học sinh tự thực hành)
Xem lời giải
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Tìm đọc một số văn bản nói về tính cách và phẩm chất con người Việt Nam.
Xem lời giải
2. Chỉ ra một số phẩm chất, kỹ năng mà thanh niên thế kỉ XXI cần phải có.
Xem lời giải
Đề 2: Trình bày quan điểm của em về trò chơi điện tử.