Qua đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, em hiểu thế nào về thành ngữ "Oan Thị Kính”?

Câu 11: Qua đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, em hiểu thế nào về thành ngữ "Oan Thị Kính”?

Bài Làm:

  • Thành ngữ là những cụm từ ngắn và cố định, thường không được cấu tạo thành một câu hoàn chỉnh vàkhông thể biến đổi hoặc thay thế bằng các từ ngữ, hình ảnh khác. Nghĩa của thành ngữ rất khác so với nghĩa từng từ cấu thành nên nó. Thành ngữ được lưu truyền trong dân gian và văn chương, bằng hình thức truyền miệng.
  • Thành ngữ "Oan Thị Kính" được hình thành bởi vở chèo Quan Âm Thị Kính về nỗi oan khiên của nàng Thị Kính: đầu tiên là nỗi oan về án giết chồng. Khi Thiện Sĩ ngồi đọc sách mệt, ngủ thiếp đi, Thị Kính ngồi khâu thấy sợi râu mọc ngược định cầm dao khâu xén đi. Ai ngờ, Thiện Sĩ tỉnh dậy hô hoán lên khiến Sùng Ông, Sùng Bà từ dưới nhà chạy lên rồi mặc cho nàng kêu oan, thanh minh, Sùng Bà vẫn đổ riệt cho nàng tội giết chồng rồi đuổi nàng về nhà bố đẻ. Nỗi oan thứ hai là nỗi oan về án hoang thai. Thị Kính sau khi bị đuổi ra khỏi nhà liền giả làm trai nương nhờ cửa phật, lấy hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu là con gái phú ông, vốn tỉnh lẳng lơ nên thấy Kính Tâm liền ve vãn những không được. Thị Mầu về nhà trêu ghẹo rồi ăn nằm với anh Nô là người ở trong nhà rồi có thai. Khi làng bắt vạ, Thị Mầu đổ cho Kính Tâm. Kính Tâm bị đuổi ra khỏi chùa còn Thị Mầu thì mang con bỏ lại cho nàng. Trải qua ba năm, Kính Tâm đi xin sữa từng ngày nuôi con Thị Mầu. Rồi nàng được độ lên tòa sen, thành Phật bà Quan Âm. Trước khi hóa, Kính Tâm viết thư để lại cho đứa trẻ, bấy giờ mọi người mới biết nàng là con gái và nỗi oan khiên của nàng mới được hóa giải. Mọi người cũng nhận ra được tấm lòng từ bi, nhẫn nhục của nàng.
  • Như vậy, thành ngữ "Oan Thị Kính" là để chỉ những nỗi oan khuất cùng cực không thể giãi bày cũng không thể minh oan được với ai.

Hướng dẫn giải & Đáp án

Trong: Soạn văn 7 tập 2 bài: Kiểm tra phần Văn trang 137 sgk

Câu 1: Chọn một câu ca dao đã học hoặc sưu tầm được, phân tích tình cảm được diễn tả và những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao đó

Xem lời giải

Câu 2: Hãy lựa chọn một bài thơ trữ tình thuộc phần văn học trung đại Việt Nam và nêu lên những giá trị chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó.

Xem lời giải

Câu 4: Chép lại hai câu thơ nói về vẻ đẹp của trăng trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả. Qua hình ảnh trăng, em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp tâm hồn của Bác?

Xem lời giải

Câu 5: Em cảm nhận được gì về tình cảm quê hương đất nước của tác giả qua việc hồi tưởng hình ảnh mùa xuân trên đất Bắc trong bài Mùa xuân của tôi?

Xem lời giải

Câu 6: Chép lại hai câu tục ngữ mà em đã học hoặc sưu tầm được. Nêu lên ý nghĩa, giá trinh của kinh nghiệm mà những câu tục ngữ ấy thể hiện. Có thể chọn hai câu có nội dung liên quan với nhau để phân tích. (Lựa chọn hai câu: Uống nước nhớ nguồn và Ăn quả nhớ kẻ trồng cây)

Xem lời giải

Câu 8: Dùng một vài dẫn chứng trong các tác phẩm đã học ở Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7  để chứng minh ý kiến sau đây của Hoài Thanh: “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”

Xem lời giải

Câu 9: Thế nào là nghệ thuật tương phản? Nêu cách thể hiện thủ pháp nghệ thuật ấy trong truyện Sống chết mặc bay và tác dụng của nó.

Xem lời giải

Câu 10: Giải thích ý nghĩa sự im lặng của nhân vật Phan Bội Châu trong truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.

Xem lời giải

Câu 7: trang 137 sgk Ngữ Văn 7 tập hai

Nếu các luận điểm trong các bài nghị luận ở bài 20,21,23

Xem lời giải

Câu 3: trang 137 sgk Ngữ Văn 7 tập hai 

Chép lại hai câu thơ Đường đã học (nếu có thể, cả phần phiên âm chữ Hán) và giải thích lí do vì sao mà em thích hai câu thơ đó.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 2, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 2 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.