Câu 1: Khối lượng riêng của nhôm là bao nhiêu?
- A. 1300,6 kg/m3
- B. 2700 N
-
C. 2700 kg/m3
- D. 2700 N/m3
Câu 2: Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi thủy tinh, ta cần dùng những dụng cụ gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.
- A.Chỉ cần dùng một cái cân
- B.Chỉ cần dùng một cái lực kế.
- C.Chỉ cần dùng một cái bình chia độ.
-
D.Cần dùng một cái cân và một cái bình chia độ.
Câu 3: Biết 10 lít cát có khối lượng 15 kg. Tính khối lượng của một đống cát 3 m3
- A. 6000 kg
- B. 3000 kg
-
C. 4500 kg
- D. 5000 kg
Câu 4: Mỗi hòn gạch “hai lỗ” có khối lượng 1,6 kg. Hòn gạch có thể tích 1200 cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192 cm3. Tính khối lượng riêng của gạch.
- A. 1327 kg/m3
- B. 1265,4 kg/m3
- C. 4260,8 kg/m3
-
D. 1960,8 kg/m3
Câu 5: 1 kg kem giặt VISO có thể tích 900 cm3 . Tính khối lượng riêng của kem giặt VISO
- A. 1240 kg/ m3
- B. 1200 kg/ m3
-
C. 1111,1 kg/ m3
- D. 1000 kg/ m3
Câu 6: Khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3. Vậy 1 kg sắt sẽ có thể tích vào khoảng
- A. 12,8 cm3
-
B. 128 cm3
- C. 1280 cm3
- D. 12800 cm3
Câu 7: Bức tượng phật Di Lặc tại chùa Vĩnh Tràng (Mỹ Tho, Tiền Giang) là một trong những bức tượng phật khổng lồ nổi tiếng trên thế giới. Tượng cao 20 m, nặng 250 tấn. Thể tích đồng được dùng để đúc bước tượng trên có giá trị là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của đồng là 8900 kg/m3.
- A. 280,8 m3
- B. 2,808 m3
- C. 2808 m3
-
D. 28,08 m3
Câu 8: Muốn tăng áp suất thì:
- A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.
-
B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.
- C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.
- D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.
Câu 9: Chọn câu đúng trong các câu sau:
- A. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.
-
B. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng trọng lực của tàu
- C. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực ma sát giữa tàu và đường ray
- D. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng cả ba lực trên.
Câu 10: Niu tơn (N) là đơn vị của:
-
A. Áp lực
- B. Áp suất
- C. Năng lượng
- D. Quãng đường
Câu 11: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:
- A. phương của lực
- B. chiều của lực
- C. điểm đặt của lực
-
D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép
Câu 12: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?
-
A. p=FS
- B. p = F.S
- C. p=pS
- D. p = d.V
Câu 13: Trường hợp nào trong các trường hợp sau có thể làm tăng áp suất của một vật lên vật khác?
- A. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, tăng diện tích mặt bị ép.
-
B. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép.
- C. Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực tác dụng vào vật.
- D. Vừa giảm áp lực tác dụng vào vật vừa tăng diện tích mặt bị ép.
Câu 14: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
- A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
- B. Đơn vị của áp suất là N/m2
-
C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép.
- D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực.
Câu 15: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?
- A. Săm ruột xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.
- B. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.
- C. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.
-
D. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.
Câu 16: Áp suất khí quyển bằng 76 cmHg đổi ra là:
- A. 76 N/m2
- B. 760 N/m2
-
C. 103360 N/m2
- D. 10336000 N/m2
Câu 17: Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,29 kg/ m3. Tính trọng lượng của không khí trong phòng.
- A. 500 N
- B. 789,7 N
-
C. 928,8 N
- D. 1000 N
Câu 18: Người ta dùng một áp kế để xác định độ cao. Kết quả cho thấy chân núi áp kế chỉ 75 cmHg, ở đỉnh núi áp kế chỉ 71,5 cmHg. Nếu trọng lượng riêng của không khí không đổi và có độ lớn là 12,5N, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/ m3 thì đỉnh núi cao bao nhiêu mét?
- A. 321,1 m
- B. 525,7 m
-
C. 380,8 m
- D. 335,6 m
Câu 19: Kết luận nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng:
- A. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc khối lượng lớp chất lỏng phía trên.
- B. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.
- C. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc thể tích lớp chất lỏng phía trên.
-
D. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc độ cao lớp chất lỏng phía trên.
Câu 20: Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết:
- A. Tăng
- B. Giảm
-
C. Không đổi
- D. Không xác định được