I. CHUẨN BỊ NUÔI CÁ AO
1. Chuẩn bị ao nuôi cá
- Quy trình chuẩn bị ao nuôi cá: tát cạn ao => bắt sạch cá còn sót lại => hút bùn và làm vệ sinh ao => rắc vôi khử trùng ao => phơi đáy ao => lấy nước mới vào ao.
- Tác dụng của việc rắc vôi bột khi vệ sinh đáy ao:
+ Giúp hạ phèn đất và nước, ổn định pH nước, diệt được cá tạp địch hại và cả các mầm bệnh trong ao.
+ Giúp cho mùn bã đáy ao được phân hủy, làm đáy ao tốt hơn do được khoáng hóa, chất lượng nước cũng được cải thiện.
+ Đối với tôm nuôi, chất vôi trong ao còn có tác dụng đến tôm trong việc hình thành vỏ.
2. Chuẩn bị cá giống
- Kĩ thuật chuẩn bị cá giống:
+ Cá giống cần đồng đều, khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh, màu sắc tươi sáng, phản ứng nhanh nhẹn và có kích cỡ phù hợp.
+ Vận chuyển cá giống: cá giống được chứa trong các túi nylon hoặc dụng cụ chuyên dùng chứa nước sạch có cung cấp khi oxygen, được vận chuyển đến ao nuôi vào lúc thời tiết mát như buổi sáng, chiều mát hoặc ban đêm.
+ Thả cá giống: cá giống được thả từ từ cho quen với môi trường nước mới, thao tác nhanh, nhẹ nhàng, tránh sây sát.
II. CHĂM SÓC VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO CÁ
2.1. Thức ăn và cho cá ăn
- Các loại thức ăn được sử dụng trong nuôi cá:
+ Khi mới thả cá, dùng thức ăn viên nổi có hàm lượng protein 30-35%, cỡ khoảng 1-2mm.
+ Khi cá lớn, dùng thức ăn viên nổi có hàm lượng protein 28-30%, cỡ 3-4mm.
+ Hằng ngày, cho cá ăn 2 lần.
+ Lượng thức ăn giảm vào những ngày thời tiết xấu, nước ao bẩn.
- Cách cho cá ăn: cho ăn bằng tay, sử dụng máy cho ăn tự động được lập trình sẵn chế độ và giờ cho cá ăn.
- Các loại thức ăn cho cá hiện đang được sử dụng nhiều ở nước ta:
+ Thức ăn tự nhiên: động vật lẫn thực vật, có sẵn trong tự nhiên, thực vật phù du, động vật phù du, các vi khuẩn, mùn đáy, chất vẩn…
+ Thức ăn tươi sống: Các loại cá trê, trắm cỏ, rô phi...,rau xanh, cá tạp, giun, ốc…
+ Thức ăn tự chế: rau cỏ, cá tạp, ốc , thóc ngâm… phối trộn với các loại bột.
+ Thức ăn công nghiệp: lúa mì, cám gạo; bột ngô; sắn.
2.2. Quản lí chất lượng ao nuôi cá
- Cách quản lí chất lượng ao nuôi cá:
+ Hàng tuần, bổ sung nước sạch bù đắp phần nước bay hơi, thay nước sạch nếu có thể.
+ Sử dụng chế phảm sinh làm sạch nước ao.
+ Định kì cắt cỏ, vệ sinh quanh ao, hạn chế sự che phủ vào ao nuôi, giữ cho nước ao có màu xanh non chuối.
+ Chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ nhằm cung cấp oxygen cho cá trong ao.
- Việc bổ sung nước sạch, hoặc sử dụng thiết bị hỗ trợ như máy bơm, máy quạt nước,.. có tác dụng:
+ Giúp môi trường nước ao sạch, trong lành hơn, có nhiều oxy cho cá hô hấp, phát triển khỏe mạnh nhất có thể.
+ Giúp cho ao nuôi trở nên sạch sẽ hơn, có thể thổi được thức ăn thừa khi cho thủy sản ăn nổi lên mặt nước giúp hỗ trợ cho việc dọn vệ sinh ao nuôi.
+ Giúp giảm được nhiều chi phí vận hành, cải thiện hiệu quả sản xuất và tăng năng suất trong quá trình sử dụng trong việc nuôi cá.
2.3. Phòng, trị bệnh cho cá
- Cách phòng bệnh cho cá:
+ Thăm ao hằng ngày.
+ Quan sát hoạt động bơi, bắt mồi, tình trạng thức ăn của cá để kịp thời điều chỉnh thức ăn.
+ Có hiện tượng bất thường, cần quan sát và đưa ra phương án xử lí, liên hệ với kĩ sư thủy sản để được tư vấn kịp thời.
- Cách trị bệnh cho cá:
+ Tùy theo từng bệnh để có cách dùng thuốc và liều lượng phù hợp.
+ Thuốc trộn hòa vào thức ăn, hòa vào nước ao để làm sạch môi trường nước.
- Những điểm bất thường của cá:
III. THU HOẠCH CÁ NUÔI TRONG AO
- Các hình thức thu hoạch cá nuôi trong ao:
+ Thu tỉa: Đánh bớt những con đạt kích cơ thương phẩm bằng hình thức kéo lưới, lọc con to đem bán trước, con nhỏ để nuôi thêm.
+ Thu toàn bộ: Cá nuôi trong ao đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành bơm, tháo cạn bớt 1/3 lượng nước, dùng lưới kéo, tát cạn, bắt sạch cá.
- Hình thức "thu tỉa" được áp dụng trong trường hợp: khi cá lớn, mật độ cá nuôi dày.
- Một số dụng cụ thường được sử dụng để thu hoạch cá: lưới đánh cá, vợt cá, nơm, lồng bát quái đánh bắt cá, thuyền, rổ lọc cá giống, dớn..
IV. ĐO NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ TRONG CỦA NƯỚC AO
1. Thực hành đo nhiệt độ của nước
a. Vật liệu và dụng cụ
- Nhiệt kế, dụng cụ đựng nước
- Nước để đo nhiệt độ
b. Các bước tiến hành
- Bước 1: nhúng ngập đầu nhiệt kế vào nước, giữ cố định nhiệt kế từ 5-10 phút.
- Bước 2: quan sát và đọc kết quả tương ứng vạch màu đỏ trên nhiệt kế. Ghi kết quả vào vở.
- Bước 3: thu dọn dụng cụ thực hành, vệ sinh môi trường.
2. Thực hành đo độ trong của nước
a. Vật liệu và dụng cụ
- Đĩa Secchi, dụng cụ đựng nước
- Nước
b. Các bước tiến hành
- Bước 1: cầm vào sợi dây và từ từ thả đĩa Secchi xuống nước cho đến khi không nhìn thấy vạch đen, trắng, xanh. Ghi lại độ sâu của đĩa.
- Bước 2: Thả đĩa Secchi xuống sâu hơn và ghi lại độ sâu của đĩa. Ghi kết quả 2 lần đo, tính kết quả TB, đánh giá độ trong của nước.
- Bước 3: thu dọn dụng cụ thực hành, vệ sinh môi trường.