Tóm tắt kiến thức địa lý 10 cánh diều bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số

Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lý 10 cánh diều bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số . Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DÂN SỐ TRÊN THẾ GIỚI

1. Đặc điểm dân số

- Quy mô dân số thế giới động và vẫn tiếp tục tăng (dẫn chứng: Năm 2020, dân số của thế giới là gần 7,8 tỉ người, tăng khoảng 5,3 tỉ người so với năm 1950).

- Tốc độ gia tăng dân số có sự khác nhau về thời gian (dẫn chứng: tăng nhanh từ giữa thế kỉ XX đến những năm 1970, khoảng 2,1 %/năm; hiện nay, tốc độ gia tăng đã chậm lại, còn khoảng 1,1 %/năm).

- Quy mô dân số thế giới không giống nhau giữa các nhóm nước, các châu lục và các quốc gia (dẫn chứng: Năm 2020, nhóm nước đang phát triển chiếm khoảng 84 %, châu Á chiếm 60 %, Trung Quốc và Ấn Độ chiếm khoảng 36 %).

2. Tình hình phát triển

– Thời gian để dân số tăng lên thêm 1 tỉ người liên tục được rút ngắn lại. 

– Dân số thế giới tăng nhanh, đặc biệt từ nửa sau thế kỉ XX.

II. GIA TĂNG DÂN SỐ

- Gia tăng dân số tự nhiên biểu hiện sự thay đổi dân số do chênh lệch giữa số sinh và số chết. 

+ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. 

+ Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm còn sống so với dân số trung bình ở cùng thời điểm.

+ Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm.

- Gia tăng dân số cơ học biểu hiện sự biển động dân số do chênh lệch giữa số đến và số đi.

+ Tỉ suất gia tăng dân số cơ học là hiệu số giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư.

+ Tỉ suất nhập cư là tương quan giữa số người nhập cư đến một vùng lãnh thổ trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm. 

+ Tỉ suất xuất cư là tương quan giữa số người xuất cư đến một vùng lãnh thổ trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm.

1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIA TĂNG DÂN SỐ

- Nhân tố tự nhiên sinh học tác động tới mức sinh và mức tử. Những nước có cơ cấu dân số trẻ có mức sinh và tỉ lệ trẻ em cao. Ngược lại, những nước có cơ cấu dân số già có mức tử và tỉ lệ người già cao.

- Trình độ phát triển kinh tế tác động tới mức sinh và gia tăng dân số. Những nước có trình độ phát triển kinh tế cao có mức sinh thấp và gia tăng dân số thấp. 

- Chính sách dân số tác động tới gia tăng dân số ở mỗi nước trong những thời kì nhất định. Các nước đang phát triển thường áp dụng chính sách giảm mức sinh.

- Trong khi đó, các nước phát triển lại áp dụng chính sách tăng mức sinh.

2. CƠ CẤU DÂN SỐ 

- Cơ cấu dân số phản ánh những đặc trưng về cấu trúc của dân số và được chia thành hai nhóm chính là cơ cấu sinh học (hay cơ cấu tự nhiên) và cơ cấu xã hội.

a. Cơ cấu theo giới tính

- Cơ cấu dân số theo giới tính biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc giữa từng giới so với tổng số dân. 

- Cơ cấu dân số theo giới tính có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của mỗi quốc gia. 

- Cơ cấu dân số theo giới tính biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực. 

b. Cơ cấu dân số theo tuổi

- Cơ cấu dân số theo tuổi là tập hợp những nhóm người được sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.

- Căn cứ vào khoảng cách tuổi, người ta chia cơ cấu dân số theo tuổi thành hai loại.

+ Cơ cấu dân số theo tuổi có khoảng cách đều nhau: dân số được phân chia theo khoảng cách 1 năm, 5 năm hoặc 10 năm; phổ biến nhất là 5 năm.

+ Cơ cấu dân số theo tuổi có khoảng cách không đều nhau: dân số thường được phân chia thành ba nhóm tuổi: 

  • nhóm dưới độ tuổi lao động (0 – 14 tuổi); 
  • nhóm trong độ tuổi lao động (1 - 64 tuổi); 
  • nhóm trên độ tuổi lao động (65 tuổi trở lên). 

- Căn cứ vào tỉ trọng dân số ở ba nhóm tuổi, có thể xác định được cơ cấu dân số của một quốc gia là cơ cấu dân số trẻ, cơ cấu dân số già hay cơ cấu dân số vàng. 

- Tháp dân số thể hiện dân số theo từng độ tuổi, giới tỉnh, tỉnh hình sinh, tử. Có ba kiểu tháp dân số cơ bản: mở rộng, ổn định, thu hẹp.

c. Cơ cấu xã hội

- Cơ cấu dân số theo lao động là tương quan tỉ lệ giữa các bộ phận lao động trong tổng số lao động xã hội. Cơ cấu dân số theo lao động cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

- sự phân chia hoạt động kinh tế của dân số theo ba khu vực: khu vực I (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản); khu vực II (công nghiệp, xây dựng); khu vực III (dịch vụ).

- Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá thường được xác định dựa vào tỉ lệ biết chữ (tỉ lệ phần trăm những người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết) và số năm đi học trung bình (tổng số năm đã đi học của dân số từ 25 tuổi trở lên).

- Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá là một trong những thước đo quan trọng phản ánh trình độ dân trí, trình độ học vấn, chất lượng dân số ở mỗi quốc gia.

Xem thêm các bài Giải Địa lí 10 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Địa lí 10 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập