Tóm tắt kiến thức địa lý 10 cánh diều bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lý 10 cánh diều bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất . Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

1. THẠCH QUYỂN

- Giới hạn của thạch quyển: từ phần trên lớp man-ti trên trở lên (dày khoảng 100 km).

- Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti.

- Sự khác nhau giữa thạch quyển và vỏ Trái Đất: 

+ Thạch quyển dày hơn vỏ Trái Đất, bao gồm cả phần trên của man-ti, lớp ba-dan, lớp gra-nit. 

+ Vỏ Trái Đất mỏng hơn thạch quyển, chỉ tính từ lớp ba-dan trở lên. Vỏ lục địa có lớp ba-dan và lớp gra-nit, vỏ đại dương có lớp ba-dan và lớp trầm tích đáy biển.

2. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NỘI LỰC

- Nội lực là lực sinh ra từ bên trong Trái Đất.

- Nguyên nhân của nội lực chủ yếu do nguồn năng lượng từ quá trình phân huỷ các chất phóng xạ, sự sắp xếp vật chất theo trọng lực và các phản ứng hoá học.... xảy ra bên trong Trái Đất.

3. TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

Hiện tượng uốn nếp, đứt gãy

- Khi hiện tượng uốn nếp xảy ra ở vỏ Trái Đất thì sẽ có hiện tượng nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực khác.

+ Ở khu vực nén ép, ban đầu lực nén ép yếu nên chỉ làm đá bị uốn nếp thay đổi thế nằm, sau khi cường độ mạnh hơn sẽ làm cho toàn bộ khu vực nén ép nâng cao tạo thành các vùng núi uốn nếp.

+ Ở khu vực tách dãn, khi cường độ mạnh lên, nhất là các khu vực đá cứng sẽ làm cho đã bị gãy, sau đó di chuyển theo phương thẳng đứng hoặc nằm ngang tạo ra các hẻm vực, thung lũng; nếu mạnh sẽ tạo ra địa hào, địa luỹ.

Hoạt động núi lửa

- Tại những chỗ đứt gãy, mac-ma trào lên trên bề mặt đất tạo thành núi lửa. Núi lửa xuất hiện ở cả trên lục địa và dưới đại dương. Trên lục địa, sau khi núi lửa phun trào sẽ làm thay đổi bề mặt địa hình Trái Đất, tạo nên các cao nguyên ba-dan, các hồ núi lửa trên bề mặt đất. Ở đại dương, sau khi núi lửa phun trào sẽ tạo thành các đảo, quần đảo, các sống núi ngầm,..

4. SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI NÚI LỬA VÀ ĐỘNG ĐẤT

- Động đất và núi lửa thường phân bố ở những nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo – nơi các hoạt động kiến tạo xảy ra rất mạnh; một mặt hình thành các đứt gãy, các vực thẳm đại dương; mặt khác, nơi tiếp xúc giữa hai mảng chờm lên nhau do tác động của ma sát sẽ trở thành vùng có nhiều núi lửa và động đất.

- Trên Trái Đất có hai vành đai động đất, núi lửa chính, đó là: vành đai động đất, núi lửa Thái Bình Dương và vành đai động đất, núi lửa Địa Trung Hải xuyên châu Á. Ngoài ra, động đất, núi lửa còn phân bố ở phía đông châu Phi và dọc theo các thung lũng hẹp dài dưới đáy các đại dương (Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương).

Xem thêm các bài Giải Địa lí 10 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Địa lí 10 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập