BÀI 17: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA NGƯỜI VIỆT
1. SỨC SỐNG CỦA NỀN VĂN HÓA BẢN ĐỊA
- Những phong tục của người Việt: vẽ mình (xăm mình), đứng thì vòng hai tay, ngồi thì xếp bằng hai chân, tiếp khách thì đãi trầu cau.
- Một số nét văn hoá của người Việt cổ vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc:
+ Tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ; truyền thống thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, tôn trọng phụ nữ.
+ Các phong tục tập quán vốn có như cạo tóc, búi tóc, xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng - bánh giầy.
2. TIẾP THU CÓ CHỌN LỌC VĂN HÓA TRUNG HOA
- Sự tiếp thu có chọn lọc của nhân dân ta đối với văn hóa Trung Hoa:
+ Học một số phát minh kĩ thuật: làm giấy, chế tạo đồ thủy tinh
+ Tiếp thu chữ Hán, một số quy tắc lễ nghĩa, cách đặt tên họ giống người Hán; chịu ảnh hưởng của tư tưởng gia trưởng, phụ quyền nhưng vẫn giữ gìn truyền thống, tôn trọng phụ nữ.
+ Đón nhận một số dòng Phật giáo. Xuất hiện nhiều vị cao tăng nổi tiếng đã sang kinh đô nhà Đường để giảng kinh cho vua Đường.
+ Tiếp thu Đạo giáo, có sự hòa nhập với tín ngưỡng dân gian
+ Tiếp thu một số lễ tết như: tết Nguyên đán, Trung thu nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp với văn hóa của người Việt.
- Ảnh hưởng tích cực của Nho giáo:
+ Làm cho con người đối xử nhân ái, khoan dung, độ lượng với nhau. Ứng xử theo thứ bậc, khuôn phép, giúp duy trì xã hội có trật tự, có kỷ cương.
+ Con người có nếp sống kính trên nhường dưới
+ Con người phải tu dưỡng đạo đức để làm tấm gương cho người dưới. Người cán bộ nhà nước phải có đức thì dân mới tin và kính phục
- Ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo:
+ Do quá trọng “đức”, “tình” nên buông lỏng kỷ cương phép nước và vi phạm pháp luật
+ Việc coi trọng lễ và giáo dục con người theo hướng cứng nhắc, bảo thủ, thụ động