BÀI 12: SỰ HÌNH THÀNH VÀ BƯỚC ĐẦU PHÁT TRIỂN CỦA CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIẾN Ở NAM Á (TỪ THẾ KỈ VII – THẾ KỈ X)
1. SỰ HÌNH THÀNH CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIẾN
- Tên và nơi hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:
+ Quốc gia Đại Cồ Việt (Bắc Việt Nam)
+ Các vương quốc Sri Kse-tra của người Môn và Pa-gan của người Miến (ở lưu vực sông I-ra-oa-đi)
+ Vương quốc Đra-ra-va-ti của người môn, Chân Lạp của người Khơ-me (ở lưu vực sông Chao Phray-a)
+ Vương quốc Sri Vi-giay-a của người Mã Lai (trên đảo Xu-ma-tra)
+ Vương quốc Ka-lin-ga của người In-đô-nê-xi-a (trên đảo Gia-va)
- Các quốc gia phong kiến này hình thành trên cơ sở các quốc gia sơ kì trước đây
2. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ Ở CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN THẾ KỈ X
- Hoạt động kinh tế chính của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X:
+ Trên nền tảng của các quốc gia sơ kì, kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á vẫn tiếp tục phát triển
+ Các vương quốc lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế chính
+ Một số quốc gia chủ yếu dựa vào hoạt động thương mại biển. Với nguồn sản vật phong phú, đặc biệt là gia vị, các vương quốc góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến buôn bán đường biển kết nối Á – Âu, mà sau này gọi là Con đường Gia vị.
+ Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực.