BÀI 6: SỰ CHUYỂN HÓA VÀ PHÂN HÓA CỦA XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
1. SỰ PHÁT HIỆN RA KIM LOẠI VÀ BƯỚC TIẾN CỦA XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
- Quá trình con người phát hiện ra kim loại: Khoảng năm 3500 TCN, người Lưỡng Hà và Ai Cập đã biết dùng đồng đỏ. Khoảng năm 2000 TCN, đồng thau đã phổ biến ở nhiều nơi. Khoảng năm 1500 TCN, kĩ nghệ đúc đồng đã rất phát triển. Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, đồ sắt ra đời.
- Những thay đổi trong đời sống xã hội khi công cụ bằng kim loại xuất hiện:
+ Vai trò của kim loại
∙ Đẩy mạnh sản xuất, nhiều ngành sản xuất mới được ra đời: nông nghiệp dùng cày và chăn nuôi súc vật, nghề luyện kim và chế tạo đồ đồng xuất hiện cùng với các nghề dệt vải, làm đồ gốm,...; trao đổi, buôn bán cũng phát triển.
∙ Sản xuất phát triển, tạo ra của cải ngày càng nhiều. Người ta làm ra không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa, tạo thành sản phẩm dư thừa thường xuyên trong xã hội
+ Những thay đổi:
∙ Một bộ phận người chiếm hữu của cải dư thừa làm của riêng, ngày càng giàu lên, xã hội bắt đầu phân hoá giàu - nghèo. Chế độ công xã thị tộc bị rạn vỡ, xã hội nguyên thuỷ dần tan rã. Loài người đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và nhà nước
∙ Quá trình này diễn ra không đồng đều trên thế giới, sự phân hoá xã hội có nơi diễn ra triệt để, có nơi không triệt để (tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể)
2. SỰ TAN RÃ CỦA XÃ HỘI NGUYÊN THỦY Ở VIỆT NAM
- Thời đại đồ đồng ở Việt Nam đã trải qua những nền văn hóa khảo cổ: Từ khoảng 4000 năm trước, cư dân ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ đã biết tới đồ đồng.
+ 2000 TCN
+ 1500 TCN
+ 1000 TCN
- Sự thay đổi về đời sống kinh tế, xã hội:
+ Nhờ có công cụ kim loại, con người đã khai hoang, mở rộng địa bàn cư trú (dẫn chứng).
+ Nghề nông đã phát triển rộng khắp các vùng miền
+ Tập trung dân cư: vùng đồng bằng Bác Bộ và Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng ven biển miền Trung và đồng bằng lưu vực sông Đồng Nai
+ Phân hoá giàu - nghèo: biểu hiện qua mộ táng (đa số mộ không có đồ chôn theo, một số mộ có chôn theo công cụ và đồ trang sức bằng đồng)