BÀI 4: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI
1. QUÁ TRÌNH TIẾN HÓA TỪ VƯỢN THÀNH NGƯỜI
- Có ba dạng người chính trong quá trình tiến hoá:
+ Vượn người tương ứng với niên đại 6 triệu năm đến 4 triệu năm cách ngày nay.
+ Người tối cổ tương ứng với niên đại 4 triệu năm đến 15 vạn năm cách ngày nay (thời kì Bầy người nguyên thuỷ).
+ Người tinh khôn tương ứng với niên đại 15 vạn năm đến 4 000 năm cách ngày nay (thời kì Công xã thị tộc.
2. NHỮNG DẤU TÍCH CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN TỪ VƯỢN NGƯỜI THÀNH NGƯỜI Ở ĐÔNG NAM Á VÀ VIỆT NAM
- Di cốt của loài Vượn người sống cách ngày nay khoảng 5 triệu năm đã được tìm thấy ở Mi-an-ma và In-đô-nê-xi-a. Đặc biệt, hoá thạch phát hiện trên đảo Gia-va - In-đô-nê-xi-a có niên đại khoảng 2 triệu năm là dấu vết xưa nhất của Người tối cổ ở Đông Nam Á.
- Di côt, mảnh di cốt và những công cụ đá của Người tối cổ còn được tìm thấy ở Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a. Chiếc sọ Người tinh khôn tìm thấy ở hang Ni-a (Ma-lai-xi-a) có niên đại khoảng 4 vạn năm.
- Ở Việt Nam di chỉ đồ đá được tìm thấy ở Thẩm Khuyên - Thẩm Hai (Lạng Sơn), Núi Đọ (Thanh Hóa), Sơn Vi (Phú Thọ), An Khê (Gia Lai), Xuân Lộc (Đồng Nai), di cốt hóa thạch được tìm thấy ở Lạng Sơn.
- Những di cốt đó chứng tỏ sự xuất hiện sớm của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung.