1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT
a. Khái niệm pháp luật
- Là hệ thống quy tắc xử sự bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
- Nội dung quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước, cá nhân và tổ chức.
- Chỉ có Nhà nước mới có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thi hành.
b. Đặc điểm của pháp luật
- Pháp luật có ba đặc điểm: tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về hình thức.
* Biểu hiện của tính quy phạm phổ biến của pháp luật:
- Chuẩn mực chung áp dụng cho mọi người.
- Đảm bảo ổn định trật tự xã hội.
* Biểu hiện của tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật:
- Do Nhà nước ban hành và thực hiện.
- Bắt buộc tất cả cá nhân, tổ chức phải tuân thủ.
* Biểu hiện của tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật:
- Phải được thể hiện bằng văn bản quy phạm.
- Ngôn ngữ rõ ràng, chính xác, một nghĩa.
2. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
a. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội
- Điều chỉnh và định hình các quan hệ xã hội.
- Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của cá nhân, tổ chức.
- Tạo cơ sở pháp lí để Nhà nước thực hiện quyền lực và sức mạnh quản lí.
b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
- Xác lập quyền của công dân.
- Tạo cơ sở pháp lí để công dân thực hiện quyền và bảo vệ lợi ích hợp pháp.
- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và xử lí hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.