II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Giai đoạn từ năm 938 – 1220 tình hình Vương quốc Chăm-pa như thế nào?
Câu 2: Giai đọan nào là thời kì thịnh vượng của Chăm-pa?
Câu 3: Tình hình Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI
Câu 4: Tóm tắt những diễn biến cơ bản về tình hình chính trị của Vương quốc Chăm- đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?
Câu 5: Vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI có tình hình chính trị như thế nào?
Bài Làm:
Câu 1:
Từ năm 938 – 1220 tình hình Vương quốc Chăm-pa:
+ Tình hình Chăm-pa gặp nhiều khó khăn ở trong nước, phải tiến hành các cuộc chiến tranh với Chân Lạp cũng như giải quyết xung đột với Đại Việt ở phía Bắc.
+ Năm 1069 vua Chăm-pa cắt ba châu là Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh cho Đại Việt
+ Chăm-pa hai lần bị Chân Lạp chiếm đóng.
Câu 2:
Giai đọan từ năm 1220 – 1353 là thời kì thịnh vượng của vương triều Vi-giay-a cũng như trong lịch sử Vương quốc Chăm-pa. Chăm-pa thoát khỏi ách đô hộ của Chân Lạp củng cố chính quyền mở rộng và thống nhất lãnh thổ…
Câu 3:
– Từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI, là giai đoạn phát triển của Vương quốc Chăm-pa, dưới sự trị vì của Vương triều Vi-giay-a (Đồ Bàn hay Chà Bàn, thuộc An Nhơn, Bình Định ngày nay).
– Khi đó, ở Nam Bộ, sau sự sụp đổ của Vương triều Phù Nam, vùng đất này thuộc quyền quản lí của Chân Lạp. Thời kì này, Vương quốc Chăm-pa và vùng đất phía nam tiếp tục phát triển theo tiến trình lịch sử riêng, để rồi từng bước hội nhập vào dòng chảy lịch sử và văn hóa Việt Nam thống nhất. Cụ thể:
+ Từ năm 988 đến năm 1220, Chăm-pa gặp nhiều khó khăn trong nước, phải tiến hành chiến tranh với Chân Lạp đồng thời giải quyết xung đột với Đại Việt ở phía bắc.
+ Năm 1069, dưới thời Lý, vua Chăm-pa cắt ba châu là Bố Chính, Địa Lý (Quảng Bình) và Ma Linh (Quảng Trị) cho Đại Việt.
+ Ở phía nam, Chăm-pa diễn ra cuộc chiến tranh một trăm năm (khoảng 1113 – 1220), Chăm-pa hai lần bị Chân Lạp chiếm đóng.
+ Từ năm 1220-1353, Chăm-pa phát triển thịnh đạt, thoát khỏi ách đô hộ của Chân Lạp, đã củng cố chính quyền, mở rộng lãnh thổ.
+ Từ cuối thế kỉ XIV đến năm 1471, tương ứng với thời Lê sơ của Đại Việt, Vương triều Chăm-pa lâm vào khủng hoảng, suy yếu rồi sup đó.
+ Từ năm 1471 đến năm đầu thế kỉ XVI, lãnh thổ Chăm-pa bị thu hẹp nhiều phần và chia thành nhiều tiểu quốc khác nhau.
Câu 4:
Diễn biến cơ bản về tình hình chính trị:
– Năm 988, một quý tộc người Chăm lập ra Vương triều Vi-giay-a, mở ra thời kì phát triển mới của Vương quốc Chăm-pa.
Kinh đô được chuyển về Vi-giay-a (còn gọi là Đồ Bàn hay Chà Bàn, thuộc An Nhơn, Bình Định).
– Từ cuối thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIV, gặp nhiều khó khăn, sau đó củng cố chính quyền, mở rộng và thống nhất lãnh thổ.
– Từ cuối thế kỉ XIV đến đầu thế kỉ XVI, khủng hoảng, suy yếu rồi sụp đổ, thu hẹp thành nhiều tiểu quốc.
– Sau khi Vương quốc Phù Nam sụp đổ (khoảng đầu thế kỉ VII) vùng đất Nam Bộ trên danh nghĩa bị đặt dưới quyền cai trị của Chân Lạp (Cam-pu-chia). Nhưng trong thực tế, triều đình Ăng-co gặp nhiều khó khăn và hầu như không thể quản lí được vùng đất này.
Câu 5:
Vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI có tình hình chính trị:
- Việc cai trị vùng đất Nam Bộ phải giao cho những người thuộc dòng dõi vua Phù Nam.
- Từ khoảng cuối thế kỉ XIV, Chân Lạp phải lo đối phó với các cuộc tấn công của quân Xiêm nên càng không có khả năng kiểm soát trực tiếp vùng đất Nam Bộ.