III. VẬN DỤNG
Câu 1: Lập bảng tóm tắt về tình hình văn hóa Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
Câu 2: Khái quát tình hình chính trị vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế ki XVI?
Bài Làm:
Câu 1:
Lĩnh vực |
Thành tựu |
Tôn giáo – tín ngưỡng |
- Hin-đu giáo có vị trí quan trọng nhất ở Chăm-pa.- Phật giáo tiếp tục có những bước phát triển. - Tín ngưỡng phồn thực được phổ biến rộng rãi trong cư dân. |
Chữ viết |
Chữ Chăm không ngừng được cải tiến và hoàn thiện. |
Kiến trúc – điêu khắc |
- Các đền tháp xây dựng bằng gạch nung và trang trí phù điêu như cụm đền tháp Dương Long (Bình Định), Po-na-ga (Khánh Hòa), Pô Kơ-long Ga-rai (Ninh Thuận),... - Sử dụng trống, kèn Sa-ra-na,... trong các buổi múa hát. Những điệu múa nổi tiếng gồm có múa lụa, múa quạt, đặc biệt là vũ điệu Áp-sa-ra. |
Câu 2:
* Về chính trị:
- Trước thế kỉ VII, vùng đất Nam Bộ có sự tồn tại và phát triển của Vương quốc Phù Nam. Đến khoảng thế kỉ VII, Vương quốc Phù Nam bị sụp đổ. Vùng đất Nam Bộ trên danh nghĩa bị đặt dưới quyền cai trị của nước Chân Lạp (Cam-pu-chia).
- Tuy nhiên, lúc này triều đình Ăng-co của Cam-pu-chia gặp nhiều khó khăn, bước vào thời kì suy yếu nên hầu như không thể quản lí nổi vùng đất này. Việc quản lí vùng đất Nam Bộ phải giao cho những người thuộc dòng dõi vua Phù Nam.
- Từ cuối thế kỉ XIV, Chân Lạp phải đối phó với cuộc tấn công của quân Xiêm (Thái Lan ngày nay), do đó càng không có khả năng kiểm soát trực tiếp vùng đất Nam Bộ. Cũng từ sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, khu vực Nam Bộ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi điều kiện tự nhiên như đất đai bị ngập mặn và cư dân ở đây thưa vắng, gây nên nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
- Đến các thế kỉ sau đó mới có nhóm lưu dân người Việt đến khẩn hoang và lập ra những làng người Việt đầu tiên ở vùng Mô Xoài (Bà Rịa – Vũng Tàu), Đồng Nai,...