IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông–Nguyên, nhà Trần đã thực hiện hai kế sach tiêu biểu nào? Trình bày kế hoạch thực hiện hai kế sách đó?
Câu 2: Hãy cho biết các địa danh gắn với ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
Câu 3: Chỉ ra sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông – Nguyên thời Trần?
Bài Làm:
Câu 1:
- Nhà Trần đã thực hiện hai kế sach tiêu biểu:
+ Kế sách “vườn không nhà trống”
+ Kế sách tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu
- Kế hoạch thực hiện hai kế sách:
- Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” để đẩy giặc vào thế khó khăn:
- Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất năm 1258, khi quân Mông Cổ tiến vào Đại Việt. Vua Trần Thái Tông chỉ huy trận đánh ở Bình Lệ Nguyên. Trước thế giặc mạnh, nhà Trần thi hành kế sách “vườn không nhà trống, dịch chiếm được thành Thăng Long gặp nhiều khó khăn.
- Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai năm 1285, khi hơn 50 vạn quân Nguyên tràn vào xâm lược Đại Việt, nhà Trần tiếp tục thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”
- Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba năm 1288, khi quân Nguyên chiếm Thăng Long vẫn trúng kế sách “vườn không nhà trống” của nhà Trần.
- Ba lần thực thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” đã gây cho quân giặc khi chiếm được thành Thăng Long nhưng lại ở trong tình thế thiếu lương thực, bị quân dân nhà Trần cô lập, tinh thần quân giặc nao núng,... Đó là điểm yếu của kẻ xâm lược.
- Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu của kẻ thù.
- Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất năm 1258, vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận Bình Lệ Nguyên. Trước thế giặc mạnh, quân ta tạm rút lui để bảo toàn lực lượng. Đến khi giặc lâm vào tình cảnh khó khăn, nhà Trần mở cuộc phản công quyết định vào Đông Bộ Đầu. Quân Mông Cổ thua trận, rút khỏi Thăng Long.
- Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai năm 1285, khi quân Nguyên ở Thăng Long chờ viện binh, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương rồi tiến vào giải phóng Thăng Long.
- Trong cuộc kháng chiến lần thứ ba năm 1288, khi quân Nguyên lâm vào hoàn cảnh khó khăn bởi kế sách “vườn không nhà trống” lần thứ ba của nhà Trần. Quân Nguyên quyết định rút quân về nước, nhà Trần tổ chức phản công tại vùng cửa sông Bạch Đằng. Quân Nguyên bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
Câu 2:
Địa danh |
Chiến công của quân nhà Trần |
1. Thăng Long
|
Nơi ba lần nhà Trần thực hiệ kế sách “vườn không nhà trống” làm cho địch rơi vào tình cảnh khó khăn, lúng túng vì thiếu lương thực và luôn ở trong | trạng thái bị động khi đối phó với quân dân nhà Trần, |
2. Đông Bộ Đầu |
Trước tình cảnh khó khăn của quân Mông Cổ, nhà Trần mở cuộc phản công quyết định ở Đông Bộ Đầu (Hà Nội ngày nay). Quân Mông Cổ thua trận phải rút khỏi Thăng Long. |
3. Tây Kết, Hàm Tử,Chương Dương
|
Trong cuộc kháng chiến năm 1285, quân Trần tổ chức phản công đánh bại quân Nguyên ở nhiều nơi như Tây Kết (Hà Nội), Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Hà Nội), tiến vào giải phóng Thăng Long. Quân Nguyên phải chạy về nước. |
4. Vân Đồn – Cửa Lục |
Trần Khánh Dư chỉ huy quân phục kích đoàn thuyền lương của quân Nguyên giành thắng lợi ở Vân Đồn – Cửa Lục (Quảng Ninh). |
5. Sông Bạch Đằng
|
Nơi diễn ra trận đánh cuối cùng, quyết định số phận xâm lược của quân Nguyên khi chúng rút quân về nước. Nhà Trần bố trí trận địa mai phục ở cửa sông Bạch Đằng và cho đóng cọc dưới lòng sông. Khi đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến gần đến khu vực sông Bạch Đằng, quân Trần bất ngờ tấn công, buộc Ô Mã Nhi phải cho quân rút theo đường dẫn đến bài cọc. Khi nước triều rút nhanh, quân nhà Trần đổ ra đánh quyết liệt, quân Nguyên bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống. |
Câu 3:
- Sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông – Nguyên thời Trần:
+ Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý người chỉ huy không phải là vua mà là Thái úy Lý Thường Kiệt. Còn cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần gắn liền với tên tuổi của các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông cùng các tướng lĩnh khác.
+ Trong cuộc kháng chiến chống Tống, Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “Tiến công trước để tự vệ, đánh ngay vào âm mưu xâm lược của kẻ thù chứ không ngồi yên đợi giặc. Còn trong kháng chiến chống Mông – Nguyên, các vua nhà Trần lúc đầu thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn rồi mới đánh. + Trong cuộc kháng chiến chống Tống, Lý Thường Kiệt sử dụng cách đánh cả về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ dầu, sau đó dung kế sách “giảng hòa” để quân Tống rút về nước, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến. Còn trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên, do kẻ thù rất mạnh nên quân dân nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài, làm cho địch ngày càng suy yếu, sau đó đánh đòn quyết định giành thắng lợi cuối cùng.