Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 7 Kết nối bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Ai là người đã nói: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”? Câu nói đó được nói trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nào?

Câu 2: Nhà Trần đã chuẩn bị và tiến hành kháng chiến quân Mông Cổ như thế nào? Hãy nêu kết cục của cuộc kháng chiến.

Câu 3: Nhân vật lịch sử nào đã lập ra nhà Nguyên? Trình bày âm mưu xâm lược Đại Việt lần thứ hai của quân Nguyên.

Câu 4: Trình bày diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ hai.

Câu 5: Nguyên nhân do đâu khiến nhà Nguyên tiến hành cuộc kháng chiến xâm lược Đại Việt lần thứ ba?

Bài Làm:

Câu 1: 

- “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là câu nói của thái sư Trần Thủ Độ

- Câu nói đó được nói sau trận Bình Lệ Nguyên của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ vua Trần Thái Tông tỏ ý lo lắng và hỏi ý kiến Thái sư Trần Thủ Độ, Trần Thủ Độ đã trả lời: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.

Câu 2: 

- Nhà Trần đã chuẩn bị và tiến hành kháng chiến quân Mông Cổ:

+ Nắm được âm mưu của quân Mông Cổ, nhà Trần đã tiến hành chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến: đề ra kế hoạch đối phó, tăng cường phòng thủ biên giới, chuẩn bị lực lượng và vũ khí, kêu gọi nhân dân, luyện tập quân sự để sẵn sàng chống giặc.

+ Đầu năm 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào Đại Việt.

+ Lúc này, vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận đánh ở Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Trước thế giặc mạnh, quân ta tạm rút quân khỏi kinh thành Thăng Long để bảo toàn lực lượng.

+ Sau trận Bình Lệ Nguyên, vua Trần Thái Tông tỏ ý lo lắng và hỏi ý kiến Thái sư Trần Thủ Độ, Trần Thủ Độ đã trả lời: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”

+ Khi rút khỏi Thăng Long, nhà Trần đã thi hành kế sách “vườn không nhà trống” nên khi quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long chỉ là một tòa thành trống rỗng.

+ Quân Mông Cổ vào Thăng Long, lâm vào cảnh thiếu lương ăn, đi đâu cũng bị nhân dân ta chặn đánh. Trước tình thế bị động, lúng túng của giặc, vua tôi nhà Trần đã mở cuộc phản công, đánh bại chúng ở Đông Bộ Đầu (Hà Nội ngày nay).

+ Quân Mông Cổ thua trận, rút chạy khỏi Thăng Long, đến phủ Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai ngày nay), lại bị dân binh địa phương chặn đánh.

- Kết cục của cuộc kháng chiến: Cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1258) kết thúc thắng lợi.

Câu 3: 

- Vua Mông Cổ Hốt Tất Liệt là người đã lập ra nhà Nguyên (1271) sau khi đánh chiếm được nước Nam Tống, làm chủ phần lớn lãnh thổ Trung Quốc.

- Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Nguyên:

+ Năm 1279, nhà Nguyên ráo riết chuẩn bị xâm lược Chăm-pa và Đại Việt.

+ Trong hoàn cảnh mới, với thế lực lớn, đồng thời rút kinh nghiệm của thất bại trong cuộc xâm lược lần thứ nhất, quân Nguyên đã đánh vào Chăm-pa (ở phía nam Đại Việt, là một quốc gia nhỏ) để biến nơi đây thành bàn đạp đánh lên Đại Việt, phối hợp với quân chủ lực đánh từ phía bắc xuống.

+ Nhưng nhân dân Chăm-pa đã chiến đấu hết sức anh dũng, kế hoạch của nhà Nguyên định dùng Chăm-pa làm bàn đạp tấn công vào nước ta bước đầu tan vỡ.

Câu 4:

- Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến:

+ Đầu năm 1285, Thoát Hoan chỉ huy hơn 50 vạn quân Nguyên tràn vào xâm lược Đại Việt. Cuộc kháng chiến diễn ra gay go, ác liệt. Trần Quốc Tuấn cho lui quân về đóng ở Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương).

+ Nhà Trần tiếp tục kế sách “vườn không nhà trống” Trước thế giặc quá mạnh, nhà Trần cho rút quân từ Thăng Long về Thiên Trường (Nam Định).

+ Với tinh thần “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hết hãy chém đầu thần” của Trần Quốc Tuấn, quân dân nhà Trần đã kiên cường chiến đấu, bảo vệ được bộ chỉ huy kháng chiến, phá vỡ kế hoạch hội quân của Toa Đô (từ Chăm-pa đánh ra) và Thoát Hoan tại vùng Thiên Trường, từng bước làm tiêu hao lực lượng địch.

+ Quân Nguyên phải rút về Thăng Long chờ tiếp viện trong tình cảnh thiếu lương thực và bị động đối phó trước các cuộc tập kích của quân dân nhà Trần.

+ Tháng 5-1285, cuộc tổng phản công của quân ta bắt đầu. Quân giặc lần lượt bị đánh bại ở các trận lớn: Tây Kết (Hà Nội), Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Hà Nội). Thừa thắng, quân ta tiến vào giải phóng Thăng Long. Quân giặc phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến lần thứ hai hoàn toàn thắng lợi.

Câu 5: 

- Vua Nguyên là Hốt Tất Liệt căm giận vì thất bại nặng nề vào năm 1285, đã vội vã sai quân đánh trả thù.

- Rút kinh nghiệm qua hai lần thất bại trước, lần này ngoài lực lượng kị binh và bộ binh, vua Nguyên cử thêm một đoàn thuyền chiến lớn và một đoàn thuyền chở lương thực theo đường biển tiến vào Đại Việt, để vừa đảm bảo điều kiện vượt sông, vừa đảm bảo lương thực cho cuộc xâm lược.

- Cuối tháng 12-1287, vua Nguyên tức tối cử Thoát Hoan tiếp tục chỉ huy 50 vạn quân theo hai đường thủy, bộ tấn công Đại Việt lần thứ ba.

- Khi quân Nguyên tiến vào nước ta, quân dân nhà Trần chặn đường tiến quân của giặc đến Thăng Long.

=>Nhà Nguyên tiến hành xâm lược Đại Việt lần thứ ba.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Lịch sử 7 Kết nối bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Trình bày âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ.

Câu 2: Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến nhà Trần đã tiến hành chuẩn bị những gì để chống giặc Nguyên?

Xem lời giải

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Cuộc kháng chiễn lần thứ ba năm 1288 diễn ra như thế nào?

Câu 2: Vì sao cả ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông–Nguyên thời Trần quân và dân ta đều giành thắng lợi?

Câu 3: Trình bày ý nghĩa thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông–Nguyên thời Trần.

Xem lời giải

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông–Nguyên, nhà Trần đã thực hiện hai kế sach tiêu biểu nào? Trình bày kế hoạch thực hiện hai kế sách đó?

Câu 2: Hãy cho biết các địa danh gắn với ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên

Câu 3: Chỉ ra sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông – Nguyên thời Trần?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải lịch sử 7 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải lịch sử 7 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.