III. VẬN DỤNG
Câu 1: Trong xã hội phong kiến Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX bao gồm các tôn giáo nào? Đặc điểm của từng tôn giáo?
Câu 2: Hoàn thiện bảng thể hiện những thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến:
Lĩnh vực |
Thành tựu |
Tư tưởng- tôn giáo |
|
Sử học |
|
Văn học |
|
Khoa học kĩ thuật |
|
Kiến trúc, điêu khắc |
|
Câu 3: Trình các phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến?
Bài Làm:
Câu 1:
- Trong xã hội phong kiến Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX bao gồm 3 tôn giáo chính: Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo.
- Đặc điểm của từng tôn giáo:
- Nho giáo:
- Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là Khổng Tử.
- Nho giáo từng bước trở thành công cụ phục vụ cho nhà nước, là hệ tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Quốc, đồng thời có ảnh hưởng lớn tới nhiều nước, như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam...
- Đạo giáo:
- Đạo giáo chính thức ra đời vào cuối thế kỉ thứ II là một trong những tôn giáo lớn của Trung Quốc.
- Đạo giáo tôn Lão Tử (Thái thượng Lão Quân) làm giáo chủ.
- Phật giáo:
- Phật giáo ở Trung Quốc cũng rất phát triển, nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng.
- Các nhà sư Trung Quốc đã tin tưởng sang Ấn Độ để tìm hiểu giáo lý của Phật giáo. Ngược lại, nhiều nhà sư của Ấn Độ cũng đến Trung Quốc để truyền đạo.
Câu 2:
Lĩnh vực |
Thành tựu |
Tư tưởng- tôn giáo |
- Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống, giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến Trung Quốc. Là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến. - Phật giáo tiếp tục phát triển, thịnh đạt nhất dưới thời Đường. Nhiều vị vua tôn sùng đạo Phật, cho xây chùa, đúc tượng, in kinh,... |
Sử học |
Thời Đường, cơ quan ghi chép sử được thành lập. Nhiều bộ sử thi lớn được biên soạn như: Minh sử, Thanh thực lục, Tứ khổ toàn thư,... |
Văn học |
- Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường. Tiêu biểu là các nhà thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,... - Tiểu thuyết phát triển mạnh ở thời Nguyên đến thời Thanh. Tiêu biểu là các tác phẩm: Thủy hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,... |
Khoa học kĩ thuật |
Đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực hàng hải, nghề in, làm giấy, gốm, dệt, luyện sắt,... và kĩ thuật xây dựng các cung điện phục vụ cho chế độ phong kiến. |
Kiến trúc, điêu khắc |
- Xây dựng nhều cung điện cổ kính, nổi tiếng với phong cách đặc sắc như: Cố Cung Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành,... - Những bức họa đạt tới đỉnh cao, những bức tượng Phật tinh xảo, sinh động,... đã chứng tỏ sự tài hoa và sáng tạo của nghệ nhân Trung Quốc. |
Câu 3:
- Trung Quốc thời phong kiến có bốn phát minh lớn:
Lĩnh vực |
Phát minh |
Về giấy |
+ Đến thế kỉ I TCN, nhờ sự phát triển của nghề dệt tơ tằm, nhân dân lao động Trung Quốc đã phát minh được cách làm một loại giấy thô sơ bằng tơ. + Đến năm 105, một viên quan hoạn thời Đông Hán là Thái Luân phát minh ra cách dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách... để làm giấy. Từ đó nghề sản xuất giấy trở thành một nghề mới, tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của nền văn hóa Trung Quốc. + Đến thế kỉ VIII, kĩ thuật làm giấy của Trung Quốc được truyền sang Ả Rập và sau đó truyền đến các nước Tây Âu. |
Về kĩ thuật in |
+ Bắt đầu được phát minh từ thời Đường, nhưng bấy giờ người ta chỉ mới biết in bằng bản khắc trên gỗ. + Đến giữa thế kỉ XI (thời Tống), một người dân thường tên là Tất Thăng phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung. + Phát minh của Tất Thăng là một tiến bộ nhảy vọt của nghề in, tuy vẫn còn một số nhược điểm. Đến đầu thế kỉ XIV, nhược điểm đó được khắc phục. |
Về la bàn |
+ Vào thế kỉ X, người Trung Quốc bắt đầu biết dùng sắt mài lên đá nam châm để thu từ tính rồi dùng miếng sắt đó vào việc làm la bàn. La bàn lúc bấy giờ còn rất thô sơ. + Lúc đầu người ta cắt miếng sắt có từ tính thử để nổi trong bát nước hoặc treo bằng sợi tơ ở chỗ kín gió. + La bàn được phát minh đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc đi biển, bởi vậy từ đó về sau nghề hàng hải của Trung Quốc phát triển rất mạnh mẽ. |
Về phát minh ra thuốc súng
|
+ Từ xưa, người Trung Quốc vẫn tin rằng người ta có thể luyện được vàng và thuốc trường sinh bất lão. + Đến thời nhà Đường, mục đích chính của họ không đạt được mà lại thường gây nên những vụ nổ, do sự tình cờ đó người ta đã tìm ra được một chất liệu mới, đó là thuốc súng. + Đến đầu thế kỉ X, thuốc súng bắt đầu được dùng để làm vũ khí, và đến đời Tống thì được ứng dụng rộng rãi vào lĩnh vực quân sự. |