I. Nhận biết
Câu 1: Chỉ ra mâu thuẫn cơ bản dẫn đến sự sụp đổ của xã hội phong kiến ở Trung Quốc?
Câu 2: Xã hội phong kiến ở Trung Quốc hình thành như thế nào?
Câu 3: Hãy cho biết tình hình chính trị và tổ chức bộ máy chính quyền Trung Quốc thời Minh – Thanh?
Câu 4: Xã hội phong kiến Trung Quốc phân hóa thành hai giai cấp mới và xuất hiện quan hệ phong kiến. Hãy cho biết đó là hai giai cấp nào? Quan hệ phong kiến nào?
Câu 5: Thời đại nào được gọi là thời kì thịnh vượng của Trung Quốc thời phong kiến? Sự thịnh vượng đó được thể hiện như thế nào?
Bài Làm:
Câu 1:
- Mâu thuẫn cơ bản dẫn đến sự sụp đổ của xã hội phong kiến ở Trung Quốc:
+ Cũng như tình hình ở các nước khác, xã hội phong kiến Trung Quốc trải qua nhiều biến động lớn: có sự phân hóa giai cấp và xuất hiện quan hệ phong kiến.
+ Mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ, quan lại trở nên sâu sắc đặc biệt vào cuối các triều đại lớn như Đường, Tống, Nguyên, Minh.
+ Mâu thuẫn giai cấp làm bùng lên bùng lên những cuộc khởi nghĩa lớn
- Dẫn đến sự sụp đổ của các triều đại đang thống trị hoặc các cuộc xâm lược và thống trị của các bộ tộc láng giềng cùng sự ra đời của các triều đại mới.
Câu 2:
- Sau hàng ngàn năm xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, đến thời Xuân Thu – Chiến Quốc (khoảng thế kỉ VIII – V TCN), nhờ sự phát minh ra thuật luyện sắt, cải tiến sản xuất nông nghiệp, mở rộng ruộng đồng, nền kinh tế của Trung Quốc phát triển nhanh chóng. Trên cơ sở đó, xã hội Trung Quốc cũng đổi thay, dần dần phân hóa thành hai giai cấp mới:
+ Những quan lại và một số nông dân giàu đã tập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Do đó, một giai cấp mới được hình thành, bao gồm những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và những nông dân giàu có, gọi là giai cấp địa chủ.
+ Bản thân giai cấp nông dân cũng bị phân hóa: Nông dân giàu có trở thành địa chủ. Nông dân giữ được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh. Số còn lại là nông dân công xã, rất nghèo, không có hoặc quá ít ruộng đất trở thành nông dân lĩnh canh.
- Quan hệ bóc lột giữa địa chủ với nông dân lĩnh canh – quan hệ phong kiến xuất hiện.
Câu 3:
- Tình hình chính trị
- Cuối thế kỉ XIII – đầu thế kỉ XVIII, trên vùng thảo nguyên Mông Cổ một nhà nước phong kiến chuyên chế quân sự ra đời. Mông Cổ mở rộng xâm lược nhiều nơi, tiến xuống phía nam.
- Năm 1257, nhà Tống bị tiêu diệt, Khu-bi-lai lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Nguyên trên đất Trung Quốc (1271 – 1368).
- Năm 1368, khởi nghĩa nông dân lật đổ nhà Nguyên, Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế ở Nam Kinh, lập ra nhà Minh.
- Cuối triều Minh, mâu thuẫn xã hội gay gắt, khởi nghĩa Lý Tự Thành bùng nổ. Giữa lúc đó Nam Thanh chiếm toàn bộ Trung Quốc lập ra nhà Thanh (1614 – 1911).
- Về tổ chức bộ máy chính quyền: Tương đối giống với các triều đại phong kiến trước đó (Tần – Hán, Đường, Tống). Cụ thể:
- Thời Minh – Thanh bỏ chức Thái úy và Thừa tướng, thay vào là các bộ.
- Nhà Thanh có thêm sự phân biệt đối xử giữa người Hán với người Mãn. Quyền hành chủ yếu tập trung trong tay người Mãn.
- Thời Minh – Thanh tiếp tục con đường xâm lược của các triều đại trước, các hoàng đế Minh – Thanh đều đem quân đi xâm lược các nước láng giềng. Nhưng khi xâm lược Đại Việt thì bị thất bại.
Câu 4:
- Xã hội phong kiến Trung Quốc phân hóa thành hai giai cấp mới:
+ Những quan lại và một số nông dân giàu đã tập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Do đó, một giai cấp mới được hình thành, bao gồm những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và những nông dân giàu có, gọi là giai cấp địa chủ.
+ Bản thân giai cấp nông dân cũng bị phân hóa: Nông dân giàu có trở thành địa chủ. Nông dân giữ được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh. Số còn lại là nông dân công xã, rất nghèo, không có hoặc quá ít ruộng đất trở thành nông dân lĩnh canh.
- Xã hội phong kiến Trung Quốc xuất hiện quan hệ phong kiến đó là quan hệ bóc lột giữa địa chủ với nông dân lĩnh canh.
Câu 5
- Thời Đường được gọi là thời kì thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời phong kiến
- Biểu hiện: Thời phong kiến, nhà Đường ở Trung Quốc phát triển toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa và đối ngoại.
* Về chính trị:
– Sự hoàn thiện bộ máy từ trung ương đến địa phương:
+ Nhà Đường cử người thân tín cai quản các địa phương.
+ Cử người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương.
+ Đặt các khoa thi để tuyển chọn người làm quan.
+ Nâng cao quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.
– Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng.
* Về kinh tế:
– Nhà nước thực hiện chính sách giảm thuế.
– Nhà nước lấy ruộng công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân, gọi là chế độ quân điền.
- Nhà nước quan tâm đến sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp, nhất là ngoại thương. Nhà Đường có quan hệ buôn bán với với hầu hết các nước ở châu Á.
- Thời nhà Đường, “Con đường Tơ lụa” hình thành.
* Về văn hóa:
– Nho giáo trở thành tư tưởng chính thống. Phật giáo tiếp tục phát triển.
– Thành lập nhiều cơ quan ghi chép sử.
– Xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,...
* Về đối ngoại:
- Đem quân chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên. - Củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thuần phục,...