3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Em hãy so sánh nhân giống thuần chủng và lai giống. Cho ví dụ minh họa.
Câu 2: Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả?
Câu 3: Người nông dân chọn các phương pháp nhân giống phù hợp bằng cách nào?
Câu 4: Phân biệt hai phương pháp nhân giống và điền nội dung thích hợp vào bảng theo mẫu sau:
|
Giống thuần chủng |
Lai giống |
Khái niệm |
|
|
Mục đích |
|
|
Ví dụ |
|
|
Câu 5: Em hãy đánh dấu vào bảng để chỉ ra phương thức lai giống phù hợp với mỗi cặp tính trạng dưới đây:
Chọn phối |
Phương pháp nhân giống |
||
Con đực |
Con cái |
Thuần chủng |
Lai tạo |
Gà Lơ go |
Gà Lơ go |
|
|
Lợn Móng cái |
Lợn Móng cái |
|
|
Lợn Móng cái |
Lợn Ba xuyên |
|
|
Lợn Lan đơ rát |
Lợn Lan đơ rát |
|
|
Lợn Lan đơ rát |
Lợn Móng cái |
|
|
Bài Làm:
Câu 1:
- Giống nhau:
+ Đều được dùng để nhân giống vật nuôi.
+ Trước khi tiến hành các phương pháp lai tạo giống này cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và kĩ thuật cần thiết.
- Khác nhau:
Nhân giống gà thuần chủng |
Lai giống |
Cùng giống với bố mẹ |
Khác giống với bố mẹ |
Duy trì lâu dài một loại giống |
Tạo một loại giống mới |
Mag hoàn toàn gen của bố mẹ |
Mang 1 nữa gen của bố, nửa gen của mẹ |
- Ví dụ minh họa:
+ Nhân giống thuần chủng: lợn đực và lợn cái cùng giống lợn Móng cái cho sinh sản.
+ Lai giống: gà Rốt trống và gà Ri mái.
Câu 2:
Để nhân giống thuần chủng đạt kết quả chsung ta cần thực hiện như sau:
+ Phải có mục đích nhân giống rõ ràng.
+ Chọn nhiều cá thể đực, cái trong giống cùng tham gia.
+ Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn vật nuôi, kịp thời phát hiện và loại thải những vật nuôi con và vật nuôi mẹ có những đặc điểm không mong muốn.
Câu 3:
Tùy vào mục đích của công tác giống mà có phương pháp chọn phối khác nhau:
+ Muốn nhân lên một giống tốt đã có thì ghép con đực với con cái trong cùng giống đó.
Ví dụ: Chọn phối lợn Ỉ đực với lợn Ỉ cái sẽ được thế hệ sau đều là những chú lợn Ỉ (cùng giống với bố mẹ).
+ Muốn lai tạo thì chọn ghép con đực với con cái khác giống.
Ví dụ: chọn phối giống gà trống giống Rốt (có sức sản xuất cao) với gà mái giống Ri (thịt ngon, dễ nuôi, có sức đề kháng cao nhưng sức sản xuất thấp) được thế hệ sau là gà lai Rốt – Ri (vừa có khả năng thích nghi tốt, lại có sức sản xuất cao).
Câu 4:
|
Giống thuần chủng |
Lai giống |
Khái niệm |
Là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa 2 cá thể đực và cái cùng giống đó để có được đời con mang hoàn toàn các đặc tính di truyền của giống đó. |
Là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa các cá thể khác giống nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng di truyền mới tốt hơn bố mẹ |
Mục đích |
- Tăng số lượng - Duy trì, củng cố , nâng cao chất lượng giống |
Làm thay đổi tính di truyền của giống, tạo ra giống mới có những đặc tính tốt của hai giống bố mẹ |
Ví dụ |
Bò Hà Lan đực x bò Hà Lan cái => Bò Hà Lan |
Lợn ỉ x lợn ngoại => lợn lai ( dùng để lấy thịt) |
Câu 5:
Chọn phối |
Phương pháp nhân giống |
||
Con đực |
Con cái |
Thuần chủng |
Lai tạo |
Gà Lơ go |
Gà Lơ go |
X |
|
Lợn Móng cái |
Lợn Móng cái |
X |
|
Lợn Móng cái |
Lợn Ba xuyên |
|
X |
Lợn Lan đơ rát |
Lợn Lan đơ rát |
X |
|
Lợn Lan đơ rát |
Lợn Móng cái |
|
X |