Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Địa lí 8 kết nối bài 6: Thủy văn Việt Nam

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Trong cùng một kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng hệ thống sông Hồng hay gây ra lũ lụt, có chế độ nước thất thường, còn hệ thống sông Cửu Long lại điều hòa hơn. Hãy giải thích sự khác nhau đó.

Câu 2: Để hạn chế những thiệt hại gây ra bởi lũ lụt, nhân dân ta cần thực hiện những biện pháp gì?

Câu 3: Chứng minh sông ngòi nước ta thể hiện rõ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 4: Có ý kiến cho rằng: “Sông ngòi nước ta phản ánh rõ nét đặc điểm của khí hậu và địa hình”. Hãy chứng minh điều đó.

Bài Làm:

Câu 1: 

- Hệ thống sông Hồng gồm có hai sông lớn là sông Hồng và sông Đà đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Khi chảy vào nước ta, phần lớn chiều dài các sông đều chảy qua vùng núi Tây Bắc, có núi non hiểm trở, độ dốc lớn, thảm thực vật đã bị tàn phá nhiều. Mặt khác, do lưu vực của hệ thống sông khá rộng, lượng nước cung cấp rất lớn về mùa mưa Nước ở phần thượng lưu được tập trung khá nhanh, dồn một lượng nước lớn về hạ lưu làm cho nước sông hay dâng cao đột ngột.

- Sông Cửu Long bắt nguồn ở Tây Tạng trên độ cao 5000m. Đây là một trong những con sông lớn của thế giới, chảy qua 5 nước với tên gọi là Mê Công. Chiều dài sông tổng cộng lên tới 4500 km, đoạn hạ lưu chảy vào nước ta gọi là Cửu Long dài 230 km. Tổng lượng nước của sông rất lớn, gấp 5 lần sông Hồng, nhưng lòng sông lại rộng, sông đổ ra biển bằng 9 cửa, nên lượng nước thoát nhanh. Đặc biệt đoạn này chảy qua Phnôm Pênh (Cam-pu-chia) sông Mê Công được nối với Biển Hồ giúp điều tiết nước sông. Mùa nước lớn, Biển Hồ nhận nước vào làm giảm mực nước sông. Về mùa khô, nước lại từ Biển Hồ theo dòng Tônlêsáp chảy vào Cửu Long nên sông Mê Công điều hòa hơn.

Câu 2.

Những biện pháp để hạn chế thiết hại gây ra bởi lũ lụt:

- Đắp đê ven sông và gia cố những công trình thủy lợi, đê điều.

- Xây dựng các đập thủy điện vừa sản xuất điện, vừa điều tiết lượng nước chảy của sông.

- Xây dựng các kênh thoát nước lũ.

- Làm nhà sản, nhà nổi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Bảo vệ các rừng đầu nguồn.

Câu 3: 

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp (nước ta có 2 360 con sông có chiều dài trên 10 km).

- Sông nhiều, nhưng phần lớn là sông nhỏ.

- Sông ngòi nước ta nhiều nước (hơn 800 tỉ m3/năm) và giàu phù sa (tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm).

- Nhịp điệu của dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa.

- Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta phân hai mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô.

- Lượng nước mùa lũ gấp 2 – 3 lần lượng nước mùa cạn và chiếm 65 – 80% lượng nước cả năm.

Câu 4: 

- Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có lượng mưa lớn đã làm cho quá trình cắt xẻ địa hình diễn ra mạnh nên nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.

- Do mưa nhiều nên sông ngòi nước ta có lượng mưa lớn.

- Do quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi nên sông ngòi giàu phù sa.

- Do mưa theo mùa nên sông ngòi nước ta có chế độ mưa theo mùa.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Địa lí 8 kết nối bài 6: Thủy văn Việt Nam

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam – trang 10 hoặc Hình 6.1 và kể tên những con sông thuộc lưu vực sông Hồng.

trả lời

Câu 2: Quan sát Hình 6.1 và kể tên những hồ thuộc lưu vực sông Hồng.

Câu 3: Quan sát Hình 6.1 và đọc tên các con sông thuộc lưu vực sông khác ở Việt Nam

Câu 4: Dựa vào Hình 6.1 và liệt kê những con sông thuộc lưu vực sông Mê Công (Cửu Long).

Câu 5: Dựa vào Hình 6.1 và cho biết cho biết những hồ thuộc lưu vực sông Đồng Nai.

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (6­­­ câu)

Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.

Câu 2: Trình bày đặc điểm hệ thống sông ngòi Bắc Bộ ở nước ta?

Câu 3: Mạng lưới sông Thu Bồn có đặc điểm như thế nào? Trình bày đặc điểm và chế độ nước sông của sông Thu Bồn.

Câu 4: Nêu những nét đặc trưng của hệ thống sông Mê Công.

Câu 5: Nêu vai trò của hồ, đầm đối với sản xuất và sinh hoạt ở nước ta.

Câu 6: Nguồn nước ngầm có vai trò như thế nào đối với sản xuất và sinh hoạt của con người.

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Tại sao chế độ nước, mùa lũ của sông ngòi ở ba miền có sự khác nhau?

Câu 2: Giải thích lý do sông ngòi nước ta có hai mùa và mang nhiều phù sa?

Câu 3: Vì sao sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung?

Câu 4: Nước ta có rất nhiều sông suối nhưng phần lớn sông ngòi nước ta thường ngắn và dốc. Giải thích điều đó.

Câu 5: Chế độ nước của sông ngòi nước ta theo mùa là nguyên nhân do đâu?

Câu 6: Nêu nguyên nhân hệ thống sông Thu Bồn nói riêng và các con sông ở Trung Bộ nói chung thường ngắn, dốc và phân thành nhiều lưu vực nhỏ độc lập.

 

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.