BÀI 7: KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN Ở ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII
1. TÌM HIỂU BỐI CẢNH LỊCH SỬ
2. TÌM HIỂU MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN CỦA PHONG TRÀO NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI
- Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 – 1769):
- Xây dựng căn cứ ở Điện Biên.
- Bảo vệ vùng biên giới, giúp dân ổn định cuộc sống.
- Năm 1769, khởi nghĩa bị dập tắt.
- Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 – 1751):
- Tập hợp nghĩa quân, xây dựng căn cứ ở Vĩnh Phúc, mở rộng sang Sơn Tây, Tuyên Quang.
- Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751):
- Địa bàn khởi nghĩa ở Đồ Sơn, Vân Đồn, mở rộng vào Thanh Hóa, Nghệ An.
- Năm 1751, quân Trịnh tấn công, khởi nghĩa thất bại.
3. TÌM HIỂU KẾT QUẢ, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA PHONG TRÀO NÔNG DÂN Ở ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII
- Kết quả: kéo dài hàng chục năm nhưng cuối cùng đều thất bại.
- Ý nghĩa:
- Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công,
- Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,...
- Tác động:
- Đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng toàn diện.
- Chuẩn bị cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII